Không thể che giấu danh sách mua bằng giả của Đại học Đông Đô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Liên quan đến các trường hợp đã được Trường Đại học Đông Đô cấp văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh, quan điểm của Bộ GDĐT là kiên quyết xử lý những trường hợp sử dụng văn bằng được cấp sai quy định; thu hồi và hủy bỏ những văn bằng này.

 

Cựu Hiệu trưởng Đại học Đông Đô - bị can Dương Văn Hoà. Ảnh: LĐO
Cựu Hiệu trưởng Đại học Đông Đô - bị can Dương Văn Hoà. Ảnh: LĐO


Thu hồi, hủy bỏ văn bằng này là đương nhiên, vì đó là bằng giả, đó là bằng mua bán. Cho dù nó không bị thu hồi, hủy bỏ, thì khi mọi sự đã bung bét ra, chẳng ai thừa nhận các loại văn bằng này.

Điều mà dư luận mong chờ là xử lý hậu quả pháp lý có nguyên nhân từ các văn bằng 2 ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Đông Đô.

Điển hình như, có 193 trường hợp được cấp văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Tiếng Anh không qua đào tạo, tuyển sinh, thi cử. Vậy thì vấn đề không chỉ là bằng giả, mà là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu đủ căn cứ, phải khởi tố hình sự cả bên bán và bên mua.

Điển hình như, có 55 người sử dụng bằng giả để xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ, một trường hợp làm điều kiện bảo vệ thạc sĩ, 1 trường hợp thi nâng ngạch thanh tra viên, 1 trường hợp sử dụng xét tuyển thạc sĩ. Vậy thì, đương nhiên các kết quả có được từ việc gian lận bằng cấp cũng sẽ bị hủy bỏ, chưa kể phải xử lý hình sự.

Những ai sử dụng bằng giả để phục vụ làm nghiên cứu sinh, thạc sĩ, tiến sĩ, thì thu hồi các bằng cấp đó. Sử dụng “nguyên liệu” giả để sản xuất thì không thể cho ra được sản phẩm có chất lượng, sản phẩm thật.

Thông tin trên Báo Lao Động ngày 30.11, Bộ GDĐT khẳng định, cho tới thời điểm này, Bộ chưa nhận được danh sách các trường hợp đã được Trường Đại học Đông Đô cấp văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh. Với trách nhiệm quản lý, Bộ GDĐT phải có danh sách những kẻ mua bằng. Bộ GDĐT cũng nên công khai danh sách này cho rõ ràng, minh bạch.

Không thể vì cả nể những người mua văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Đông Đô mà che giấu, bưng bít sự thật. Cho dù họ là ai, là quan to đến mấy, cũng phải đưa ra ánh sáng. Quan càng to càng phải thanh liêm, đạo đức và trung thực. Quan mà mua bằng để tiến thân thì không xứng đáng, cho nghỉ là phải đạo.

Đối với giới học thuật cũng vậy, phải chạy mua tấm bằng ngoại ngữ để làm thạc sĩ, tiến sĩ thì không xứng về đạo đức cũng như khoa học. Thạc sĩ, tiến sĩ có từ bằng giả thì chỉ là loại giả tạo, có đó cũng chẳng biết dùng vào việc gì có ích cho xã hội ngoài trừ mưu lợi cá nhân.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/khong-the-che-giau-danh-sach-mua-bang-gia-cua-dai-hoc-dong-do-858539.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

(GLO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 96/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15-7-2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số (DTTS) trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Hơn 170 giáo viên, học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Đak Pơ diễn tập phòng cháy chữa cháy

Hơn 170 giáo viên, học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Đak Pơ diễn tập phòng cháy chữa cháy

(GLO)- Ngày 28-4, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê (Phòng Cảnh sát PCCC-CNCH, Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Dân tộc nội trú (huyện Đak Pơ) tổ chức tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và CNCH, thực tập phương án chữa cháy năm 2025.

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh.