Không nên mua hàng bằng... niềm tin

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ông hàng xóm cạnh nhà tôi vừa suýt phải nhập viện vì tin dùng sản phẩm cao giúp ổn định huyết áp mua qua điện thoại.
Là người bị cao huyết áp nên lúc nào ông cũng chuẩn bị sẵn thuốc bên người. Hơn 1 tháng trước, qua giới thiệu của bạn bè, ông đặt mua một liệu trình cao Tân Tam Đại Nhất Lương, 100% nguyên liệu thảo dược, giúp điều trị huyết áp, giải độc gan, mát thận với giá 2,4 triệu đồng/liệu trình/tháng của Nhà thuốc gia truyền, thầy thuốc Nguyễn Hồng Minh. Uống gần hết liệu trình, ông nhận được cuộc gọi từ một số điện thoại lạ giới thiệu là lương y Hồng Minh ở Hà Nội muốn hỏi thăm sức khỏe bệnh nhân sau thời gian sử dụng cao. Tiếp đó, người này giới thiệu về 2 liệu trình tiếp theo và khẳng định uống đủ 3 liệu trình thì bệnh huyết áp sẽ khỏi. Vì là khách quen nên ông được giảm giá, 2 liệu trình chỉ còn 3 triệu đồng. Nghĩ thuốc uống phải đủ liều, vả lại, sau liệu trình đầu tiên, thấy sức khỏe cũng cải thiện, không phải dùng đến thuốc Tây nên ông quyết định “móc hầu bao”.
Do có con gái đang làm việc tại Hà Nội, ông xin địa chỉ nhà thuốc để tận “mục sở thị” nhưng người nghe điện thoại từ chối với lý do công việc bận rộn, không thường xuyên ở trụ sở. Hơn nữa sẽ có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp liên lạc, tư vấn, đóng gói và gửi sản phẩm an toàn đến tận nơi. Vài ngày sau, ông nhận được sản phẩm và tiếp tục sử dụng theo hướng dẫn. Song không ngờ, huyết áp tăng trở lại, kèm theo đó là các biểu hiện: buồn nôn, chóng mặt, tức ngực... Gọi điện thoại để “mắng vốn” thì ông nhận được lời hứa, ngay hôm sau sẽ đổi liệu trình khác. Giá của liệu trình này là 1,5 triệu đồng và ông phải trả tiền cho nhân viên giao hàng; còn 2 liệu trình trước đó sẽ có nhân viên đến tận nơi thu hồi, trả lại tiền sau. Sinh nghi, ông vội lấy 2 mẫu sản phẩm ra kiểm tra, đối chiếu thì phát hiện: Không chỉ kích thước, mẫu mã khác nhau mà nhiều thông tin sản phẩm cũng không trùng khớp. Biết mình bị lừa vì mua phải hàng giả, hàng nhái nhưng ông không hiểu từ đâu đối tượng có số điện thoại của ông và biết ông đang sử dụng cao để lừa.
Tranh minh họa (nguồn: Internet).
Tranh minh họa (nguồn: Internet).
Tỉnh táo trước các chiêu trò và trở thành người tiêu dùng thông minh chưa khi nào là dễ dàng, nhất là khi hiện nay người kinh doanh online nhiều, còn người tiêu dùng thì mua sắm chủ yếu bằng niềm tin và cả sự... hên xui. Chỉ khi nhận sản phẩm trên tay, thậm chí đến khi sử dụng thì mới biết mình có bị lừa hay không. Nói đâu xa, mới đây, chị gái tôi đặt mua 2 đôi giày thể thao cho chồng và con trai tại một trang bán hàng online. Để được miễn phí tiền giao hàng, chị đồng ý hình thức chuyển tiền trước, nhận hàng sau. Nhưng khi nhận hàng thì hỡi ôi, 1 đôi chất liệu không như giới thiệu; đôi còn lại 1 chiếc màu trắng, 1 chiếc màu nâu. Nhắn tin lại thì cửa hàng đồng ý đổi nhưng với điều kiện: tiền phí gửi đổi và nhận lại sản phẩm do khách hàng chi trả. Vì mất niềm tin vào người bán, chị chấp nhận mất số tiền đã chuyển khoản trước đó, coi như mua một bài học cho bản thân.
Trong khi chờ các cơ quan chức năng chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh gian dối, thiết nghĩ mỗi người tiêu dùng khi mua sản phẩm cần lựa chọn những nhà cung cấp, trang thương mại điện tử uy tín, đừng vội tin vào lời quảng cáo, giới thiệu qua điện thoại hoặc các trang mạng xã hội. Đặc biệt, trước khi nhận sản phẩm cần kiểm tra, đối chiếu thông tin để tránh bị lừa, nhất là những sản phẩm liên quan đến sức khỏe.
AN NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

(GLO)- Sáng 23-7, UBND xã An Lương phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức buổi gặp gỡ các chủ tàu cá nhằm tuyên truyền, phổ biến Đề án di dời tàu thuyền đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và đầm Đề Gi về cảng cá Tam Quan theo Quyết định số 2248/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống thiên tai để đảm bảo an toàn hạ tầng và duy trì dịch vụ viễn thông, duy trì thông tin liên lạc cho người dân trong và sau cơn bão.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tận tình và giải quyết tại chỗ, người dân không phải đi lại nhiều nơi như trước đây. Ảnh: Ngọc Sang

Gia Lai chấn chỉnh tình trạng yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp"

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương khẩn trương chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và cấp xã; không yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp".

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

(GLO)- Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thuộc thôn 3, xã Biển Hồ) khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn chưa được khắc phục.

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

(GLO) – Hơn 40 hộ dân tại phường Bồng Sơn và xã Hoài Ân (tỉnh Gia Lai) phản ánh tình trạng nhà cửa bị nứt nẻ, hư hỏng do thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam và các công trình liên quan. Dù đã kiến nghị suốt 2 năm qua, đến nay việc bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

null