Khởi sắc vùng căn cứ cách mạng Chư A Thai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Năm 2023 là năm cuối thực hiện Đề án phát triển kinh tế-xã hội 4 làng Đồn (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) giai đoạn 2 (2021-2023). Nhiều mô hình, dự án đã được triển khai nhằm giúp người dân từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm vươn lên trong cuộc sống. Nhờ vậy, vùng căn cứ cách mạng đã có nhiều đổi thay căn bản.

Huy động nhiều nguồn lực

Nếu như Đề án phát triển kinh tế-xã hội 4 làng Đồn giai đoạn 1 (2017-2020) tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, sắp xếp lại dân cư thì sang giai đoạn 2, Đề án tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, thay đổi nếp nghĩ, cách làm để vươn lên thoát nghèo. Theo ông Phạm Văn Quyến-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện, mục tiêu của Đề án là phấn đấu 90% hộ nghèo, cận nghèo là người dân tộc thiểu số được tiếp cận cây-con giống mới, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất 30% so với trước; phấn đấu giảm nghèo 4,6%/năm; từng bước nâng cao thu nhập cho người dân. Với mục tiêu đó, nhiều mô hình, dự án đã được triển khai nhằm hỗ trợ người dân, trong đó, tập trung vào thế mạnh của địa phương là sản xuất nông nghiệp.

Nhận thấy hạn chế lớn nhất của người dân 4 làng Đồn là tập quán canh tác còn lạc hậu, Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án đã bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ cây-con giống mới có năng suất, chất lượng cao; đồng thời, giúp người dân từng bước thay đổi thói quen trong sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tiêu biểu là mô hình hỗ trợ giống mì KM94, trồng điều cao sản.

Diện mạo làng Trớ (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) ngày càng khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Vũ Chi

Diện mạo làng Trớ (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) ngày càng khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Vũ Chi

Ông Phan Văn Vinh-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện-cho hay: Tháng 4-2022, đơn vị hỗ trợ giống mì KM94 và chuyển giao kỹ thuật cho 39 hộ nghèo, cận nghèo của 3 làng Kinh Pêng, làng Trớ và làng Hek tham gia mô hình trên diện tích 25 ha với tổng kinh phí 315 triệu đồng từ nguồn ngân sách huyện. Trong đó, làng Kinh Pêng 6,18 ha/11 hộ, làng Trớ 11,25 ha/17 hộ, làng Hek 7,57 ha/11 hộ.

Kết quả, cây mì sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất bình quân 30 tấn/ha, cao gấp đôi giống cũ. Bà con sử dụng hom giống để nhân rộng diện tích, dần thay thế giống mì truyền thống đã bị nhiễm bệnh khảm lá. Cũng trong năm 2022, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tiếp tục hỗ trợ giống điều cao sản cho 25 hộ với tổng kinh phí trên 104 triệu đồng. Hiện cây điều phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 80%. Đối với số cây bị chết, Trung tâm đã mua giống, chờ đến mùa mưa trồng dặm.

Cùng với đó, các ban, ngành, đoàn thể huyện cũng tăng cường tuyên truyền, vận động giúp người dân từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Cụ thể, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện trích Quỹ “Vì người nghèo” huyện hỗ trợ 6 cặp dê giống cho 6 hộ nghèo tại 3 làng Pông, Hek, Trớ trị giá 30 triệu đồng. Hội Nông dân huyện mở 5 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, hỗ trợ giống xây dựng 78 vườn rau thân thiện.

Hội Liên hiệp phụ nữ huyện tổ chức 5 buổi tuyên truyền về chương trình xây dựng nông thôn mới, cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phát động dọn vệ sinh môi trường kết hợp trồng cây, hoa tại các thôn, làng với hơn 400 lượt hội viên tham gia; ủng hộ “Kho thóc tình thương” tại làng Pông 14 tạ thóc; vận động 3 hội viên di dời chuồng trại ra khỏi gầm nhà sàn, xây dựng 16 nhà tiêu hợp vệ sinh trị giá 60 triệu đồng; mô hình “Xây dựng quỹ hội gắn với phát triển kinh tế” giúp đỡ 256 ngày công làm cỏ, bón phân, thu hoạch nông sản. Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện tổ chức 1 lớp đào tạo nghề xây dựng cho 20 học viên 4 làng Đồn, giúp tìm việc làm nâng cao thu nhập.

Nâng cao chất lượng cuộc sống

Ông Phùng Trung Toàn-Chủ tịch UBND xã Chư A Thai-cho biết: Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành cùng chính quyền địa phương, đến nay, đời sống người dân 4 làng Đồn đã được cải thiện nhiều mặt. Toàn xã có 294 hộ di dời chuồng trại ra xa gầm nhà sàn, đạt trên 90% kế hoạch; 235 hộ làm nhà tiêu hợp vệ sinh, đạt 77,6%. Nếu như năm 2021, 4 làng còn 117 hộ nghèo thì cuối năm 2022 đã giảm được 22 hộ nghèo.

Cùng với đó, UBND xã phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể hướng dẫn hộ nghèo vay vốn từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện với tổng dư nợ trên 1,7 tỷ đồng/52 lượt hộ vay; hướng dẫn, tạo điều kiện cho người dân làm việc tại các nhà máy, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Hiện tại, 4 làng có 9 người đi làm ngoại tỉnh, 12 hộ làm việc tại các nhà máy gạch, 7 người xuất khẩu lao động sang Đài Loan.

Thu nhập người dân được cải thiện đáng kể. Nếu như giai đoạn 1, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 13,5 triệu đồng/năm thì đến cuối năm 2022 đạt trên 25 triệu đồng/năm. Tỷ lệ phụ nữ sinh con được nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe đạt 74,19%; tỷ lệ phụ nữ và trẻ em được chăm sóc sau sinh đạt 74,19%. Đến nay, làng Kinh Pêng đã đạt chuẩn nông thôn mới; làng Pông đạt 13/19 tiêu chí; làng Trớ và làng Hek mỗi làng đạt 12/19 tiêu chí.

Ông Đinh Ueng (thôn Plei Trớ, xã Chư A Thai) trồng xen canh cây ớt trong vườn điều cho thu nhập ổn định. Ảnh: Vũ Chi

Ông Đinh Ueng (thôn Plei Trớ, xã Chư A Thai) trồng xen canh cây ớt trong vườn điều cho thu nhập ổn định. Ảnh: Vũ Chi

Ông Đinh Ueng-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Trớ-chia sẻ: “Nhờ tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, tôi chuyển 3 ha mì kém hiệu quả sang trồng điều cao sản và trồng xen ớt, bắp trong vườn điều; thu nhập mỗi tháng bình quân trên 10 triệu đồng”. Cũng theo ông Ueng, từ mô hình sản xuất hiệu quả của gia đình ông, nhiều người dân học hỏi làm theo. Với những hộ thiếu đất sản xuất, Mặt trận cùng hệ thống chính trị động viên người dân tham gia phiên giao dịch việc làm, đăng ký đi làm cho các nhà máy, doanh nghiêp để cải thiện cuộc sống. Hiện làng Trớ có 2 người đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, 4 người làm việc ở tỉnh Bình Dương. Nhờ nguồn thu nhập ổn định, các gia đình đều đã thoát nghèo. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 20 triệu đồng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo ông Quyến, quá trình triển khai Đề án phát triển kinh tế-xã hội 4 làng Đồn giai đoạn 2 cũng gặp nhiều khó khăn do nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Trong thời gian đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều chương trình hỗ trợ không thể triển khai; một số danh mục chậm phân bổ vốn nên chưa thực hiện. Vì vậy, giai đoạn 2 mới chỉ đạt được 2/3 mục tiêu đề ra, riêng tỷ lệ giảm nghèo chưa đạt.

Từ thực tế đó, Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án đã xây dựng kế hoạch triển khai năm 2023, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng ban, ngành, đoàn thể phối hợp với chính quyền địa phương triển khai ngay các nhiệm vụ khi được phân bổ nguồn vốn, đặc biệt là hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo; tăng cường tuyên truyền, vận động, cầm tay chỉ việc, quyết tâm giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.