Điện về khu tái định cư ở Phú Thiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Thời gian qua, Điện lực Phú Thiện đã triển khai nhiều công trình, dự án tại các khu tái định cư, góp phần đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân.

Là một trong những hộ dân được cấp đất định cư tại làng Drôk (xã Chư A Thai), chị Hà Thị Diễn không giấu được niềm vui. Chị chia sẻ: “Khi chuyển từ thôn Kim Môn (xã Chư A Thai) đến định cư tại làng Drôk, gia đình tôi được cấp đất để ở và sản xuất. Vay mượn người thân ở quê được ít tiền, gia đình đã xây dựng căn nhà mới rộng gần 100 m2.

Cơ sở vật chất tại nơi ở mới cũng đã được xây dựng đầy đủ, khang trang với đường bê tông phẳng lì, trường học kiên cố, hệ thống điện. Nhờ vậy, người dân chúng tôi nhanh chóng ổn định, yên tâm xây dựng cuộc sống”.

Điện lực Phú Thiện hoàn thiện lưới điện cho các thôn, làng tái định cư. Ảnh: Khang Nghi

Điện lực Phú Thiện hoàn thiện lưới điện cho các thôn, làng tái định cư. Ảnh: Khang Nghi

Dự án bố trí, ổn định dân cư tự do làng Drôk được huyện Phú Thiện triển khai vào đầu năm 2022. Nhằm giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, các công trình cơ sở hạ tầng như: trường học, nhà văn hóa, đường giao thông, hệ thống điện chiếu sáng, nước sạch… đã được đầu tư xây dựng. Mỗi hộ dân chuyển vào khu tái định cư được cấp hơn 400 m2 đất để làm nhà, trồng trọt, chăn nuôi.

Ông Hoàng Văn Mã-Giám đốc Điện lực Phú Thiện-cho biết: “Với phương châm “điện luôn đi trước một bước”, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch cấp điện cho người dân. Riêng tại làng Drôk, từ tháng 1-2022, Điện lực Phú Thiện đã xây dựng công trình cấp điện cho 67 hộ dân với quy mô 2,5 km đường dây trung áp, gần 1 km đường dây hạ áp và 1 trạm biến áp 100 kVA, đồng thời khảo sát, lắp đặt công tơ cho tất cả hộ dân trong làng”.

Còn ông Ngân Văn Tích-Trưởng thôn Drôk thì cho hay: “Ban đầu, người dân ai cũng lo lắng, sợ rằng nơi ở mới không đủ điều kiện về hạ tầng điện-đường-trường-trạm, gặp khó trong sản xuất. Thế nhưng, khi biết chính quyền địa phương và ngành điện quan tâm đầu tư về hạ tầng, bà con đã an tâm định cư, ai cũng chăm chỉ làm ăn”.

Cũng là một thôn tái định cư của huyện Phú Thiện, tháng 6-2022, người dân thôn Điểm 9B (xã Ia Hiao) đã có điện chiếu sáng sau thời gian dài làm bạn với đèn dầu vào ban đêm. Với quy mô 1 trạm biến áp 3 pha 160 kVA, 1,2 km đường dây hạ áp và 30 công tơ điện kéo đến từng nhà, các gia đình ở thôn tái định cư Điểm 9B đã từng bước thay đổi cuộc sống. Trưởng thôn Ksor Hnet bày tỏ: “Có điện, cuộc sống của người dân ở đây đã thay đổi rất nhiều. Nhiều gia đình đã có ti vi nên biết thêm thông tin về tình hình kinh tế-xã hội, học hỏi thêm nhiều kiến thức mới áp dụng vào sản xuất”.

Ông Phùng Trung Toàn-Chủ tịch UBND xã Chư A Thai-cho biết: “Bà con tại các thôn, làng tái định cư trên địa bàn xã sớm ổn định được cuộc sống, sinh hoạt, phát triển sản xuất một phần là nhờ vào ngành điện. Không chỉ vậy, ngành điện cũng đã hỗ trợ xã rất nhiều để có thể hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Bởi tiêu chí điện trong xây dựng xã nông thôn mới đặt ra 2 yêu cầu, đó là hạ tầng điện phải đảm bảo kỹ thuật theo quy định của ngành điện và trên địa bàn phải có ít nhất 95% hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn”.

Ông Hoàng Văn Mã-Giám đốc Điện lực Phú Thiện-thông tin thêm: Thời gian qua, Điện lực Phú Thiện đã triển khai nhiều công trình tại các khu tái định cư trên địa bàn. Có thể kể tới như Dự án cấp điện 4 làng Đồn (xã Chư A Thai) được triển khai từ năm 2018 đến năm 2020 với quy mô lắp đặt gần 1 km đường dây trung áp, 5,4 km đường dây hạ áp, cải tạo kết hợp xây dựng mới 4 trạm biến áp có tổng dung lượng 400 kVA.

Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng của người dân nơi đây, năm 2021, Điện lực Phú Thiện tiếp tục nâng dung lượng 4 trạm biến áp với công suất 860 kVA, cải tạo 1,2 km đường dây hạ áp từ 1 pha lên 3 pha. Để hỗ trợ cho người dân thuận tiện đi lại vào ban đêm, Chi Đoàn Điện lực Phú Thiện đã lắp đặt công trình “Thắp sáng đường quê” gồm 64 bóng đèn tiết kiệm điện. Hay để cấp điện cho người dân khu tái định cư thôn Thống Nhất 2 (xã Ia Yeng) vào năm 2018, Điện lực Phú Thiện đã lắp đặt 0,5 km đường dây trung áp, 1 trạm biến áp 160 kVA, 600 m đường dây hạ áp…

“Bằng ý thức trách nhiệm của mình, chúng tôi luôn cố gắng chung tay với chính quyền địa phương trong việc kịp thời cấp điện ổn định phục vụ đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân. Qua đó, giúp người dân an cư, lạc nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương”-ông Mã nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

“Đánh thức” An Phú

“Đánh thức” An Phú

(GLO)- An Phú là cửa ngõ phía Đông của TP. Pleiku với tên đất, tên người thân quen gắn với bao đời. Tạo hóa ưu ái ban tặng cho vùng ven đô hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan hữu tình; đồng thời cũng là nơi in dấu những trầm tích văn hóa lịch sử.

Lực lượng vũ trang Gia Lai tăng gia sản xuất giỏi

Lực lượng vũ trang Gia Lai tăng gia sản xuất giỏi

(GLO)-

Sau giờ huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, cuối buổi chiều, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Gia Lai tích cực đẩy mạnh tăng gia sản xuất. Nhờ đó, các đơn vị bảo đảm nguồn rau xanh, thực phẩm an toàn, góp phần, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Vượt núi, băng rừng dẫn nước về làng Pốt

Vượt núi, băng rừng dẫn nước về làng Pốt

(GLO)- Ngày 23 và 24-8, hàng chục cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang thị xã An Khê cùng đại diện các hộ dân làng Pốt (xã Song An) đã băng qua những rừng keo, bạch đàn, vượt qua từng con dốc cao để kéo ống, đào rãnh, lắp đặt đường ống dẫn nước về làng.
Nội lực Kbang

Nội lực Kbang

(GLO)-Mỗi lần về Kbang, khi xuống đến ngã tư giao lộ Trường Sơn Đông và quốc lộ 19, cảm giác vui và tự hào cứ trào dâng vì tôi đến vùng đất lịch sử gắn liền với làng Stơr của Anh hùng Núp trong kháng chiến chống Pháp, rồi trong giai đoạn chống Mỹ là khu căn cứ cách mạng của tỉnh-Krong.
Dự án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất vùng dân tộc thiểu số: Nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Dự án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất vùng dân tộc thiểu số: Nhiều khó khăn cần tháo gỡ

(GLO)- Việc triển khai thực hiện Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi ở Gia Lai hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.