Khoa học phát hiện mức đường huyết tốt nhất giúp ngăn đột quỵ, đau tim

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Để giảm nguy cơ bị đau tim, đột quỵ thì kiểm soát đường huyết là rất quan trọng. Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã xác định được mức đường huyết lý tưởng ở người tiểu đường để ngăn nguy cơ đau tim, đột quỵ.
Ở bệnh nhân tiểu đường từng bị đột quỵ, nghiên cứu phát hiện có một mức đường huyết tối ưu có khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến mạch máu như đột quỵ, đau tim, theo Science Daily.

Duy trì đường huyết ở mức khỏe mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ bị đau tim, đột quỵ. Ảnh: Shutterstock
Duy trì đường huyết ở mức khỏe mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ bị đau tim, đột quỵ. Ảnh: Shutterstock
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) thực hiện, được đăng trên chuyên san Neurology. Nhóm khoa học đã phân tích dữ liệu thu thập từ hơn 18.500 người. Độ tuổi trung bình của họ là 70.
Tất cả đều từng nhập viện vì đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Nguyên nhân của loại đột quỵ này là vì cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu. Khi nhập viện, họ đều được đo đường huyết bằng xét nghiệm hemoglobin A1C.
Xét nghiệm hemoglobin A1C dùng để kiểm tra tỷ lệ protein hemoglobin gắn với đường glucose trong máu. Hemoglobin là thành phần chính của hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển ô xy trong máu.
Nếu xét nghiệm A1C cho kết quả 5,7% được coi là bình thường, từ 6,5% trở lên là tiểu đường. Trong nghiên cứu, mức A1C trung bình của những người tham gia là 7,5%.
Những người tham gia nghiên cứu sẽ được theo dõi sức khỏe trong 1 năm. Kết quả cho thấy nếu mức A1C từ 7% trở lên thì nguy cơ nhập viện vì đau tim và đột quỵ sẽ tăng.
Cụ thể, những người có mức A1C từ 7% sẽ có nguy cơ nhập viện vì đau tim và đột quỵ cao hơn lần lượt 27% và 28% so với người có mức A1C từ 6,5% trở xuống.
Sau khi phân tích, các nhà khoa học tin rằng mức A1C tối ưu để giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và các vấn đề liên quan đến mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường là dao động từ 6,8 đến 7%.
Những phát hiện mới này cho thấy tầm quan trọng của việc duy trì đường huyết trước nguy cơ đau tim, đột quỵ. Để kiểm soát đường huyết tốt, các chuyên gia sức khỏe khuyến người người bị tiểu đường cần duy trì lối sống lành mạnh, theo Science Daily.
Cụ thể, họ cần tránh các món có nhiều đường bột, tập thể dục thường xuyên, giảm cân, uống thuốc đầy đủ và thực hiện đúng theo lời khuyên của bác sĩ.
Theo Ngọc Quý (TNO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.