Khoa học phát hiện lý do đau ngực dữ dội, đi khám không phát hiện ra bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đã xác định được vấn đề sức khỏe toàn cầu quan trọng: Bệnh từ các mạch máu nhỏ nhất ở tim, theo Scitechdaily.

Đã xác định được vấn đề sức khỏe toàn cầu quan trọng: Bệnh từ các mạch máu nhỏ nhất ở tim. ẢNH SHUTTERSTOCK
Đã xác định được vấn đề sức khỏe toàn cầu quan trọng: Bệnh từ các mạch máu nhỏ nhất ở tim. ẢNH SHUTTERSTOCK
Lần đầu tiên, một nghiên cứu quốc tế tiềm năng đã chỉ ra rằng đau ngực do các mạch rất nhỏ cung cấp máu đến tim gặp vấn đề - là một nguyên nhân quan trọng làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong do tim mạch.
Nghiên cứu được công bố ngày 27.5 trên Tạp chí Tim mạch châu Âu. Nghiên cứu đã tuyển 686 bệnh nhân từ 14 viện ở 7 quốc gia trên 4 lục địa để điều tra chứng đau thắt ngực vi mạch.

Nhiều người bị đau thắt ngực nhưng không tìm ra nguyên nhân. ẢNH SHUTTERSTOCK
Nhiều người bị đau thắt ngực nhưng không tìm ra nguyên nhân. ẢNH SHUTTERSTOCK
Từ trước đến nay, chứng đau thắt ngực do vi mạch được cho là bệnh không nguy hiểm.
Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng trong thời gian từ 1 - 2 năm theo dõi cho đến tháng 12 năm 2019, các biến cố như đột quỵ, đau tim và nhập viện vì đau thắt ngực do vi mạch xảy ra ở gần 8% bệnh nhân mỗi năm.
Mãi cho đến gần đây, rất ít người biết về chứng bệnh này nên có thể khó chẩn đoán, một phần vì tiêu chuẩn chẩn đoán mới COVADIS được nhóm nghiên cứu quốc tế mới đề xuất vào năm 2018.
Bệnh nhân bị chứng đau thắt ngực do vi mạch có thể bị đau ngực tương tự như đau tim hoặc khó thở, đến độ phải nhập viện.
Tuy nhiên, các xét nghiệm tiêu chuẩn, như điện tâm đồ, chụp động mạch và siêu âm tim, không phát hiện ra vấn đề gì với nhịp tim hoặc động mạch vành chính, có nghĩa là chứng bệnh này thường không tìm ra nguyên nhân, theo Scitechdaily.
Tác giả đầu tiên của nghiên cứu và là thành viên của nhóm nghiên cứu, Giáo sư Hiroaki Shimokawa, cho biết chứng đau thắt ngực do vi mạch là một lĩnh vực chưa được nghiên cứu, một phần vì chưa có định nghĩa rõ ràng về chứng bệnh này, một phần vì các bác sĩ chủ yếu quan tâm đến bệnh động mạch vành, mà không để ý đến các mạch máu nhỏ hơn - cũng là một phần của tuần hoàn mạch vành, theo Scitechdaily.
Bệnh động mạch vành có thể nhìn thấy qua phim chụp động mạch vành, trong khi bệnh ở các mạch máu nhỏ hơn thì không thấy được.
Hiện nay, nhiều bác sĩ chưa hiểu được tầm quan trọng của rối loạn chức năng vi mạch vành. Dẫn đến hậu quả là nhiều bệnh nhân bị chứng đau thắt ngực do vi mạch bị chẩn đoán nhầm là rối loạn sau mãn kinh hoặc mất cân bằng hệ thần kinh, theo Scitechdaily.
Tuy nhiên, nghiên cứu trước đây cho rằng số lượng bệnh nhân bị chứng đau thắt ngực do vi mạch trên thế giới là khá lớn, vì vậy đó là vấn đề toàn cầu quan trọng.
Giáo sư Shimokawa, Phó trưởng khoa Sau đại học tại Đại học Y quốc tế International University of Health and Welfare (Nhật bản), Giáo sư Sau đại học của khoa Y, Đại học Tohoku (Nhật Bản), và các đồng nghiệp đã áp dụng tiêu chuẩn COVADIS để chẩn đoán trong nghiên cứu của mình:
1. Có các dấu hiệu và triệu chứng cho thấy giảm lưu lượng máu đến tim (thiếu máu cục bộ cơ tim)
2. Không bị tắc nghẽn động mạch vành chính
3. Đo điện tâm đồ hoặc chụp MRI gắng sức hoặc không gắng sức cho thấy tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim
4. Có dấu hiệu cho thấy tình trạng suy giảm chức năng vi mạch vành, như động mạch vành không tăng lưu lượng máu khi gắng sức, co thắt vi mạch tim, hoặc dòng chảy mạch vành chậm - nhưng không có bằng chứng về bệnh ở các động mạch vành chính, theo Scitechdaily.
GS Shimokawa cho biết đau thắt ngực chủ yếu thường do hẹp các động mạch vành lớn. Tuy nhiên, ngay cả sau khi điều trị các động mạch này bằng stent hoặc phẫu thuật bắc cầu, khoảng 40% bệnh nhân vẫn bị đau ngực, cho thấy các vấn đề về rối loạn chức năng vi mạch là rất phổ biến.
Ngoài ra, gần đây người ta đã chứng minh một cách thuyết phục rằng việc điều trị các động mạch vành lớn bằng stent hoặc phẫu thuật bắc cầu đơn thuần không cải thiện đáng kể bệnh mạch vành, một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của rối loạn chức năng vi mạch vành.
Nghiên cứu này chứng minh tầm quan trọng của rối loạn chức năng vi mạch vành ở bệnh nhân bị chứng đau thắt ngực do vi mạch.
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.