Ăn một quả trứng mỗi ngày có thể ngăn ngừa đột quỵ hay không?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo Tạp chí sức khoẻ Medical News Today, trước đây, nhiều người cho rằng, trứng có hàm lượng cholesterol cao nên có hại cho hệ thống tim mạch. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây của Trung tâm Khoa học Y tế, Đại học Bắc Kinh (Bắc Kinh, Trung Quốc) cho thấy, ăn trứng đúng cách còn có thể ngăn ngừa đột quỵ.

 Ăn trứng vừa phải có thể cải thiện sức khoẻ tim mạch, theo Medical News Today. Ảnh đồ hoạ: An An
Ăn trứng vừa phải có thể cải thiện sức khoẻ tim mạch, theo Medical News Today. Ảnh đồ hoạ: An An


Nhiều thông tin trái chiều về tác hại của trứng

Một số nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ đã gợi ý rằng, do hàm lượng cholesterol cao của lòng đỏ nên trứng có thể là thực phẩm không tốt cho những người bị bệnh tim mạch.

Ý kiến ​​cho rằng, trứng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch cũng đã được nhiều trang web và tạp chí nổi tiếng lan truyền rộng rãi trước đây.

Tuy nhiên, mặc dù giàu cholesterol, trứng cũng là một nguồn cung cấp tuyệt vời các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như protein, vitamin, phospholipid và carotenoid.

Vì thế, các nghiên cứu gần đây đã ngày càng thu thập nhiều bằng chứng cho thấy, trứng không thực sự ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí uy tín The BMJ kết luận rằng, ăn tối đa một quả trứng mỗi ngày không có nguy cơ cao mắc bệnh tim hoặc đột quỵ.

Nguồn tin tin cậy khác được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ cũng đưa ra kết luận tương tự.

Ăn trứng vừa phải giảm nguy cơ đột quỵ

Gần đây nhất, Trường Y tế Công cộng tại Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Bắc Kinh (Bắc Kinh, Trung Quốc), còn nghiên cứu sâu hơn.

Các nhà nghiên cứu chính là Giáo sư Liming Li và Tiến sĩ Canqing Yu đã phát hiện ra rằng, một chế độ ăn uống có trứng có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch. Phát hiện của nhóm nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Heart.

Ở Trung Quốc, tỉ lệ mắc các bệnh tim mạch rất cao. Tại Trung Quốc vào năm 2014, ước tính “837.300 cư dân thành thị và 1.023.400 cư dân nông thôn chết vì các bệnh mạch máu não". Và các tình trạng phổ biến nhất là đột quỵ - cả xuất huyết và thiếu máu cục bộ.

Những con số này đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu tham gia vào nghiên cứu mới để tìm hiểu vai trò của việc tiêu thụ trứng trong việc điều chỉnh nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Trong nghiên cứu này, Giáo sư Li và nhóm đã phân tích thông tin liên quan đến sức khỏe từ 416.213 người lớn tham gia được tuyển chọn trong năm 2004-2008. Tất cả họ đều không bị ung thư, các bệnh tim mạch và tiểu đường ở thời điểm ban đầu.

Phân tích của các nhà nghiên cứu tiết lộ rằng, những người thường ăn khoảng một quả trứng mỗi ngày có nguy cơ bị đột quỵ do xuất huyết thấp hơn 26%, nguy cơ tử vong do loại bệnh này thấp hơn 28% và nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch thấp hơn 18%.

Các tác giả nghiên cứu giải thích: “Nghiên cứu hiện tại cho thấy có mối liên quan giữa mức tiêu thụ trứng vừa phải (khoảng 1 quả trứng/ngày) và tỉ lệ biến cố tim mạch thấp hơn”.

Giáo sư Li và nhóm nghiên cứu khuyến cáo rằng, đây là một nghiên cứu theo quan sát, vì vậy sẽ không thể kết luận chắc chắn giữa việc tiêu thụ trứng và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, với số lượng người tham gia nghiên cứu khá lớn thì đây là một kết quả đáng để xem xét. Các nhà nghiên cứu kết luận: “Phát hiện của chúng tôi đóng góp bằng chứng khoa học cho việc hướng dẫn chế độ ăn uống liên quan đến trứng cho người lớn khỏe mạnh ở Trung Quốc”.


https://laodong.vn/suc-khoe/an-mot-qua-trung-moi-ngay-co-the-ngan-ngua-dot-quy-hay-khong-919132.ldo

Theo An An (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.