Khảo sát vị trí bay dù lượn tại núi lửa Chư Đang Ya

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Câu lạc bộ (CLB) Dù lượn Sơn Trà (thuộcCông ty cổ phần Dù lượn Đà Nẵng) đã khảo sát vị trí bay dù lượn tại khu vực núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), chuẩn bị điều kiện tốt nhất về an toàn bay để phục vụ người dân và du khách trải nghiệm bộ môn này tại lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya diễn ra vào trung tuần tháng 11.

Sáng 30-10, do ảnh hưởng của bão nên khu vực núi lửa Chư Đang Ya có gió khá mạnh. Kế hoạch bay khảo sát của các phi công thuộc CLB Dù lượn Sơn Trà phải tạm hoãn. Tuy nhiên, đoàn vẫn lên đỉnh núi để khảo sát thực địa vị trí cất cánh, đường bay và điểm hạ cánh trước khi tiến hành bay thử vào ngày khác.

Anh Lê Phước Bình-Phó Chủ nhiệm CLB cho biết, mặc dù gió mạnh không thể bay thử như kế hoạch, nhưng trước đây, các phi công đã có nhiều lần bay ở khu vực núi lửa Chư Đang Ya nên hiểu về địa hình ở vùng núi này. “Chỉ cần gió dịu lại một chút nữa thì đây là địa điểm bay rất đẹp, đặc biệt là bay dù lượn ngắm miệng núi lửa từ trên cao. Chúng tôi đã khảo sát đường bay và có 2 phương án cho du khách trải nghiệm, đó là bay bằng động cơ và không động cơ”-anh Bình nói.

Khảo sát vị trí bay dù lượn tại đỉnh Chư Đang Ya
Khảo sát vị trí bay dù lượn tại đỉnh Chư Đang Ya. Ảnh: Hoàng Ngọc 

Thông tin từ CLB Dù lượn Sơn Trà, phục vụ cho lễ hội năm nay có 15-20 phi công bay biểu diễn. Trong đó, phi công bay phục vụ du khách khoảng 7-8 người. Đây là đội ngũ được đào tạo đạt chuẩn và được cấp bằng, đủ điều kiện phục vụ du khách bay trải nghiệm. Ngoài các yếu tố như khảo sát độ dốc của đường bay, tốc độ gió, các yếu tố cất cánh, hạ cánh và độ dài đường bay đảm bảo an toàn, anh Lê Phước Bình cho biết cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phi công và ban tổ chức. Trong trường hợp khách đăng ký đông, các phi công sau khi hạ cánh dưới chân núi sẽ được đội ngũ xe ôm chở lên núi để kịp phục vụ lượt khách tiếp theo.

Để giúp các phi công phục vụ du khách một cách tốt nhất, anh Lê Văn Quảng-đội trưởng đội xe ôm phục vụ du khách dưới chân núi lửa Chư Đang Ya-cho biết: “Chúng tôi đã sẵn sàng phục vụ du khách và người dân đến với lễ hội năm nay. Riêng đội ngũ phi công, chúng tôi sẽ đón ở điểm hạ cánh để đưa lên điểm cất cánh trên đỉnh núi hoàn toàn miễn phí”.

Ông Nguyễn Văn Nội-Chủ tịch UBND xã Chư Đang Ya thông tin thêm: “Địa phương sẽ tiến hành làm sạch mặt bằng ở điểm hạ cánh dưới chân núi tại khu vực cây cháy để đảm an toàn tuyệt đối cho hoạt động bay và hạ cánh”. Ông Nội mong muốn hoạt động bay ít tổn hại nhất đến hoa màu của người dân trồng trên núi.  

Tuần lễ hoa dã quỳ sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 11 (từ 11 đến 17-11), trọng điểm là 3 ngày (từ 11 đến 13-11). Trong trường hợp có nhiều du khách đăng ký trải nghiệm bộ môn dù lượn, CLB sẽ phục vụ xuyên suốt lễ hội. Theo các phi công, để trải nghiệm trọn vẹn bức tranh thiên nhiên Chư Đang Ya từ trên cao, du khách cần mặc trang phục gọn gàng, đi giày thể thao, chuẩn bị phương tiện ghi hình, chụp ảnh để lưu lại những khoảnh khắc ấn tượng. Tuy đây là bộ môn thể thao có yếu tố mạo hiểm nên chống chỉ định cho người tiền đình và bệnh tim.

Anh Lê Phước Bình cho biết thêm, CLB Dù lượn Sơn Trà đã bay phục vụ trong nhiều lễ hội ở các địa phương như “Bay trên mùa vàng” ở Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái), Na Hang (tỉnh Tuyên Quang). Đặc biệt, bay khám phá bán đảo Sơn Trà (TP. Đà Nẵng) đã trở thành một trong những tour du lịch được ưa thích nhất tại thành phố đáng sống nhất Việt Nam.

“Bay dù lượn đã trở thành hoạt động điểm nhấn cho nhiều lễ hội du lịch ở phía Bắc, ngày càng phổ biến tới mức du khách chỉ lên Tây Bắc mùa lúa chín chắc chắn được trải nghiệm dù lượn. Nhưng ở khu vực Tây Nguyên, hoạt động này còn khá mới mẻ. Do đó, chúng tôi muốn phối hợp với huyện Chư Păh để đưa bộ môn dù lượn trở thành hoạt động thường xuyên của lễ hội với chủ đề “Bay trên sắc màu đại ngàn”. Như vậy, du khách chỉ cần có thông tin về lễ hội hoa dã quỳ thì mặc định sẽ có hoạt động bay dù lượn để trải nghiệm”-anh Bình kỳ vọng.

HOÀNG NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.