Khảo sát tình hình hoạt động Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 23-2, đoàn công tác do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan đã có buổi khảo sát tình hình hoạt động của Trung tâm Giống thủy sản (thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT) tại thời điểm được giao tự chủ thu chi thường xuyên (từ quý IV-2020) cho đến nay.
Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai (thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT) là đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu hiện đang quản lý khoảng 30 ao, hồ cá với diện tích 25.800 m2, chủ yếu nuôi dưỡng các loại cá bố, mẹ và cho sinh sản các loại cá như trắm, chép, mè, diêu hồng, lăng nha đuôi đỏ…
Từ năm 2017-2019, Trung tâm đảm bảo một phần chi thường xuyên theo Nghị định số 141/2016/ NĐ-CP. Hàng năm, nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị từ 164-184 triệu đồng, đảm bảo từ 11-13% chi thường xuyên của đơn vị. Ngoài ra, mỗi năm ngân sách nhà nước cũng hỗ trợ một phần từ 1,1-1,2 tỷ đồng.
Quang cảnh Đoàn khảo sát làm việc. Ảnh: Nguyễn Diệp
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Nguyễn Diệp
Từ quý IV-2020, Trung tâm được giao tự chủ thu chi thường xuyên với kinh phí đảm bảo nguồn thu là hơn 1,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2020, Trung tâm chỉ thu được hơn 121 triệu đồng, đạt 10,58% mức độ tự chủ. Đặc biệt, trong năm 2021, nguồn thu không đủ dẫn đến nhiều khó khăn, thiếu kinh phí duy trì hoạt động cũng như chi trả lương cho viên chức và người lao động của Trung tâm. Hiện Trung tâm chỉ còn 4 viên chức và 2 hợp đồng lao động.
Khảo sát thực tế tại ao cá. Ảnh: Nguyễn Diệp
Đoàn công tác khảo sát thực tế tại ao cá của Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai. Ảnh: Nguyễn Diệp
Trước những khó khăn trên, Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai đã đề xuất, kiến nghị với đoàn khảo sát và các ngành liên quan hỗ trợ kinh phí để Trung tâm trả lương cho viên chức và người lao động trong 4 tháng (từ tháng 9 đến tháng 12-2021) với số tiền hơn 114 triệu đồng; giao Trung tâm là đơn vị sự nghiệp đảm bảo một phần chi thường xuyên và có lộ trình nâng dần. Bên cạnh đó, đặt hàng cho Trung tâm thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định của Chính phủ… 
Phát biểu tại buổi khảo sát, Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương nhấn mạnh: Cơ sở vật chất của Trung tâm được đầu tư đầy đủ là một lợi thế lớn để duy trì phát triển kinh tế nhưng từ khi giao tự chủ 100%, đơn vị gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng đến hoạt động của Trung tâm. Sau khi khảo sát, đoàn sẽ kiến nghị với các cấp, ngành liên quan tính toán tiền lương 4 tháng cho cán bộ, viên chức; giao nhiệm vụ đặt hàng cho Trung tâm và sau năm 2022 sẽ đánh giá lại mức độ tự chủ của để có hướng phát triển phù hợp.
NGUYỄN DIỆP 

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.