Chư Păh phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tận dụng mặt nước hồ thủy điện và hồ tự nhiên, người dân huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi các loại cá đặc sản, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế.
Chư Păh là địa phương có nhiều hồ thủy điện cùng hồ tự nhiên. Đây là điều kiện thuận lợi để nuôi cá nước ngọt trong lồng, bè. Hơn 2 năm qua, từ nguồn hỗ trợ của Trung tâm Giống thủy sản và Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp và PTNT), huyện đã xây dựng mô hình nuôi cá lồng trong lòng hồ thủy điện và hồ tự nhiên. Đến nay, toàn huyện đã có 97 lồng cá của người dân và hợp tác xã (HTX). Ngoài các loài cá truyền thống, một số hộ chuyển sang nuôi cá đặc sản như: lăng nha, thác lác. 
Ông Vũ Văn Khoa (thôn Tân Lập, xã Ia Khươl) cho hay: Thay vì nuôi các giống cá truyền thống, hiện nay, ông chuyển sang nuôi cá lóc, cá bống, lăng nha và thác lác. Riêng cá lóc nuôi 6 tháng có thể xuất bán. Còn cá thác lác và lăng nha thời gian nuôi kéo dài 1-2 năm. “Mới đây, tôi xuất bán một lứa cá lóc với giá 50 ngàn đồng/kg. Mỗi năm, tôi xuất bán hơn 10 tấn cá các loại, lãi khoảng 200 triệu đồng. Tôi thấy điều kiện nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Ia Ly rất thuận lợi”-ông Khoa cho hay.
Trong khi đó, hơn 1 năm qua, HTX Dịch vụ nông nghiệp Nghĩa Hòa (xã Nghĩa Hòa) triển khai mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Ia Ly với 2 loại cá rô phi đơn tính và diêu hồng. Hợp tác xã vừa thu hoạch hơn 1 tấn cá rô phi, bán với giá 30-40 ngàn đồng/kg, lãi khoảng 20 triệu đồng. Dự kiến 2 lồng cá diêu hồng sẽ cho thu hoạch khoảng 3 tấn xuất bán trong dịp Tết. Ông Nguyễn Thế Minh-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX-cho biết: “Nuôi cá lồng khoảng 6 tháng có thể xuất bán, hiệu quả kinh tế mang lại cũng cao”.
Nuôi cá lồng trên hồ tự nhiên tại thôn 6, xã Ia Nhin.  Ảnh: Nguyễn Hồng
Nuôi cá lồng trên hồ tự nhiên tại thôn 6 (xã Ia Nhin). Ảnh: Nguyễn Hồng
Cùng với nuôi cá lồng truyền thống, huyện Chư Păh cũng đang vận động người dân nuôi các loài cá đặc sản như: thác lác cườm, lăng nha và cá chình. Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Nghĩa Hòa cho hay: Cùng với đầu tư nuôi cá truyền thống trong lòng hồ thủy điện, HTX cũng đã liên kết với một đơn vị ngoài tỉnh khảo sát điều kiện khí hậu, chất lượng nguồn nước và môi trường để triển khai mô hình nuôi cá chình trong năm nay. Đây sẽ là bước đột phá của đơn vị trong những năm tới.
Trao đổi với P.V, ông Võ Văn Tấn-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Păh-cho biết: “Hơn 2 năm trở lại đây, được sự hỗ trợ của Trung tâm Giống thủy sản và Trung tâm Khuyến nông tỉnh, huyện đã xây dựng các mô hình nuôi cá lồng trong lòng hồ thủy điện và ao hồ tự nhiên. Nhờ đó, phong trào nuôi cá lồng phát triển cả về quy mô và diện tích. Hiện nay, Trung tâm đang khảo sát xây dựng mô hình nuôi cá thác lác ứng dụng công nghệ tiên tiến và nuôi cá chình nhằm mở ra hướng phát triển nghề nuôi cá đặc sản trên lòng hồ trong thời gian tới”.
NGUYỄN HỒNG

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.