Khẩn trương trồng rừng trong mùa mưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa. Đây cũng là thời điểm các đơn vị khẩn trương chuẩn bị điều kiện về đất, giống cây lâm nghiệp để hoàn thành kế hoạch trồng rừng.

Chuẩn bị nguồn nhân lực

Năm nay, mùa mưa đến sớm và rải đều ở hầu hết địa phương trong tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi để các địa phương triển khai công tác trồng rừng. Những ngày này, các vườn ươm cây giống trên địa bàn tỉnh khá nhộn nhịp, ai cũng tranh thủ chọn giống cây chất lượng để kịp thời trồng rừng.

2t.jpg
Vườn ươm của ông Cao Văn Hiếu (thôn 8, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) đang cung cấp thông ba lá cho các đơn vị trồng cây phân tán. Ảnh: N.D

Từ cuối tháng 4 đến nay, vườn ươm giống cây lâm nghiệp của ông Cao Văn Hiếu (thôn 8, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) luôn nhộn nhịp người mua. Trong đó, các giống cây như thông ba lá, keo lá tràm được tìm mua nhiều nhất.

Ông Hiếu chia sẻ: “Năm nay, tôi ươm khoảng 6.000 cây thông ba lá và 30.000 cây keo lá tràm. Bên cạnh ươm theo đơn đặt hàng của một số đơn vị trồng rừng, chúng tôi cũng bán lẻ cho người dân. Đến thời điểm này, cây giống phát triển tương đối tốt và đủ điều kiện để xuất bán. Giá bán cũng không biến động nhiều so với năm trước, keo lá tràm có giá 1.000-1.200 đồng/cây, thông ba lá có giá từ 5.000 đến 13.000 đồng/cây tùy kích thước”.

Theo ông Nguyễn Tất Thành-Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ: Ngay từ đầu năm, đơn vị đã chủ động chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết cũng như phối hợp với các đơn vị trúng thầu phát dọn thực bì, chuẩn bị máy móc, thiết bị, vật tư, nguồn cây giống… để triển khai trồng rừng thay thế. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ dân có nương rẫy giáp ranh khu vực trồng rừng cùng phối hợp thực hiện nhằm tạo vành đai bảo vệ rừng.

“Năm 2025, đơn vị được giao trồng hơn 111 ha rừng thay thế (rừng phòng hộ). Đến nay, chúng tôi đã trồng được hơn 10 ha trên địa bàn huyện Chư Păh. Đối với diện tích còn lại, đơn vị đang khẩn trương triển khai với quyết tâm phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao cũng như chủ động chăm sóc để đảm bảo tỷ lệ cây sống”-ông Thành cho biết.

Huyện Đak Đoa cũng có nhiều chính sách hỗ trợ người dân, nhất là những người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng tại 12 xã và hộ nghèo trên địa bàn xã Hà Đông trồng cây phân tán.

Ông Lê Tấn Hùng-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện-cho hay: “Từ nguồn vốn sự nghiệp 700 triệu đồng, đơn vị mua 3.715 cây mắc ca hỗ trợ các hộ dân trồng cây phân tán, phát triển kinh tế, từng bước ổn định cuộc sống. Đến nay, người dân đã trồng xong, hiện đang tập trung chăm sóc. Ngoài ra, huyện cũng hỗ trợ 250 cây thông ba lá và 300 cây sao xanh cho thị trấn Đak Đoa trồng dọc các tuyến đường trên địa bàn”.

Gia Lai có diện tích đất lâm nghiệp lớn, lượng mưa nhiều, hệ thống sông suối phù hợp với nhiều loại cây lâm nghiệp để trồng rừng như: thông ba lá, keo lá tràm, bạch đàn, mắc ca… Cùng với đó, hiện nay, cơ cấu giống cây phục vụ trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại, tạo thuận lợi trong việc tuyên truyền, vận động người dân chuyển sang trồng rừng.

Ông Trương Thanh Hà-quyền Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp-Kiểm lâm tỉnh (Sở Nông nghiệp và Môi trường) thông tin: Trên địa bàn tỉnh hiện có 38 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu giống cây trồng, ngay từ đầu năm, Sở Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu các địa phương, đơn vị chủ rừng liên hệ với các cơ sở, vườn cây ươm giống cây lâm nghiệp đảm bảo chất lượng phục vụ cho công tác trồng rừng tập trung, rừng sản xuất và trồng cây phân tán. Đặc biệt, nguồn cây giống được kiểm soát chặt chẽ, có nguồn gốc rõ ràng, đáp ứng nhu cầu, số lượng cây giống trong vụ trồng rừng năm nay.

Kỳ vọng vụ trồng rừng mới

Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng khó lường, tỉnh Gia Lai quyết tâm thực hiện mục tiêu nâng cao tỷ lệ độ che phủ rừng lên 47,75% vào năm 2025 và 49,2% vào năm 2030. Mục tiêu này được cụ thể hóa bằng Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025. Trong đó, xác định “phát triển lâm nghiệp bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, thích ứng với biến đổi khí hậu” là 1 trong 4 nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ.

Năm 2022, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030. Trên cơ sở Nghị quyết số 06, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 899/CTr-UBND ngày 9-5-2022 về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030.

1bg.jpg
Kiểm lâm viên địa bàn xã Hra (huyện Mang Yang) hướng dẫn người dân chăm sóc vườn keo trồng năm 2024. Ảnh: N.D

Thông tin từ Chi cục Lâm nghiệp-Kiểm lâm tỉnh cho biết: Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06, công tác trồng rừng đã được các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ rừng, người dân quan tâm thực hiện phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng từng vùng. Trong các năm 2022-2024, toàn tỉnh đã trồng được hơn 33.105 ha rừng, đạt 82,76% so với mục tiêu Nghị quyết đề ra (trồng mới 40.000 ha). Trong đó, trồng rừng tập trung được hơn 24.811 ha, trồng cây phân tán hơn 8.293 ha.

Theo kế hoạch năm 2025, toàn tỉnh trồng 8.247 ha rừng và cây phân tán. Trong đó, các địa phương, đơn vị chủ rừng và người dân trồng 3.729 ha rừng tập trung và cây phân tán; các doanh nghiệp trồng khoảng 4.518 ha rừng sản xuất. Đến nay, các địa phương, đơn vị chủ rừng đã trồng được hơn 380 ha rừng tập trung, 13.250 cây phân tán và đang triển khai trồng theo đúng kế hoạch thời vụ đề ra.

Trao đổi với P.V, quyền Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp-Kiểm lâm tỉnh khẳng định: Những năm gần đây, công tác trồng rừng trên địa bàn tỉnh đã được các ngành, địa phương, đơn vị chủ rừng và người dân thực hiện thường xuyên. Chất lượng giống cây trồng được kiểm soát chặt chẽ.

“Dù còn nhiều khó khăn nhưng các địa phương đã huy động nguồn lực để trồng rừng và cây phân tán theo kế hoạch được giao. Bên cạnh đó, các địa phương và đơn vị chủ rừng còn tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cây trồng phù hợp với đất lâm nghiệp.

Đồng thời, tổ chức nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cho người dân cũng như kêu gọi đầu tư, liên kết với các nhà máy chế biến để xây dựng vùng nguyên liệu gỗ. Từ đó, từng bước ổn định đầu ra, nâng cao thu nhập, giúp người dân an tâm chuyển đổi mục đích đất lâm nghiệp sang trồng rừng”-ông Hà cho hay.

Cũng theo ông Hà, để công tác trồng rừng và cây phân tán 2025 đạt kế hoạch đề ra, đơn vị tiếp tục đôn đốc các địa phương, chủ rừng và doanh nghiệp thuê đất trồng rừng khẩn trương xuống giống khi thời tiết thuận lợi. Đồng thời, quản lý chặt chẽ chất lượng cây giống trồng rừng, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan mời gọi doanh nghiệp đầu tư trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

null