Khán giả không được mang máy ảnh vào sân Mỹ Đình trận Việt Nam gặp Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ban tổ chức trận tuyển Việt Nam gặp đội Trung Quốc tại vòng loại thứ 3 World Cup vào ngày 1.2 trên sân Mỹ Đình, vừa đưa ra những yêu cầu dành cho khán giả.

Trận đấu tuyển Việt Nam gặp Trung Quốc diễn ra vào 19 giờ ngày 1.2 (tức mùng 1 Tết Nhâm Dần). Ban tổ chức khuyến cáo khán giả nên đến sớm trước 120 phút để làm các thủ tục về khai báo y tế.

Sân Mỹ Đình có hơn 40.000 chỗ ngồi nhưng ở trận đấu này, sẽ chỉ có 20.000 khán giả được phép vào sân theo sự cho phép của UBND TP.Hà Nội. Vé được bán online vào ngày 18.1.

 

 Khán giả vào sân phải khai báo y tế. Ảnh: ĐỘC LẬP
Khán giả vào sân phải khai báo y tế. Ảnh: Độc Lập

Vào ngày 1.2, khi đến sân, khán giả sẽ bắt buộc phải qua 3 vòng kiểm soát an ninh. Vòng 1 là vòng kiểm tra ban đầu, trong đó quan trọng nhất là khâu kiểm tra y tế được đặt ở 6 cổng từ (phía ngoài sân Mỹ Đình). Mỗi cổng từ sẽ bố trí 10 an ninh và khán giả sẽ trình vé, giấy xác nhận âm tính với Covid-19 trong 72 giờ trước giờ thi đấu, khai báo y tế điện tử, giấy chứng nhận đã tiêm 2 mũi vắc xin (mũi 2 đã qua 14 ngày trở lên) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng. An ninh sẽ đo thân nhiệt khán giả (phải dưới 37,2 độ C mới đủ điều kiện vào sân), sau đó xé góc vé, đồng thời dán sticker nhận diện đã kiểm soát y tế.

Ở vòng kiểm soát thứ 2, ban tổ chức bố trí 18 cửa (mỗi cửa huy động 5 an ninh) để kiểm tra vé, sticker nhận diện đã kiểm soát y tế, đồng thời đóng dấu vào tay khán giả đã được kiểm soát an ninh sau đó cho vào sân. Khán giả tuyệt đối không đi vào đường hầm vì chỉ dành cho ban tổ chức làm nhiệm vụ trong bong bóng khép kín; khách VIP, khách có vé phòng thuê bao.

 

Thân nhiệt phải dưới 37,2 độ C mới đủ điều kiện vào sân. Ảnh:ĐỘC LẬP
Thân nhiệt phải dưới 37,2 độ C mới đủ điều kiện vào sân. Ảnh: Độc Lập


Vòng 3 là vòng kiểm soát cuối cùng (có 56 cửa, mỗi cửa bố trí 2 an ninh). Khán giả phải đủ các điều kiện miếng dán sticker nhận diện đã kiểm soát y tế, dấu trên tay được kiểm soát an ninh và cuống vé mới được vào sân. Ban tổ chức sẽ phải bố trí lực lượng an ninh để hướng dẫn khán giả rời sân Mỹ Đình ra về khi kết thúc trận đấu đảm bảo giãn cách, tránh ùn tắc. Ban tổ chức cũng yêu cầu khán giả không được mang máy ảnh và máy quay (camera) lên khán đài sân Mỹ Đình ở trận tuyển Việt Nam gặp Trung Quốc.

Theo TRUNG NINH (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Sôi động mùa hè võ thuật nơi cao nguyên

Sôi động mùa hè võ thuật trên cao nguyên

(GLO)- Trong kỳ nghỉ hè năm nay, nhiều học sinh ở khu vực vùng cao tỉnh Gia Lai lựa chọn tham gia các lớp học võ thuật nhằm rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất. Các lớp học võ còn là môi trường để phát hiện, bồi dưỡng những tài năng trẻ, góp phần phát triển phong trào võ thuật địa phương.

Gìn giữ và phát huy thể thao truyền thống

Gìn giữ và phát huy thể thao truyền thống

(GLO)- Những năm qua, các hoạt động thể thao truyền thống nhận được sự quan tâm, đầu tư tổ chức từ chính quyền địa phương và ngành chức năng. Người dân cũng tích cực duy trì việc tập luyện và thi đấu, góp phần nâng cao sức khỏe, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.

Ông Võ Ngọc Lương bên những thành tích bản thân đã đạt được. Ảnh: R.H

“Truyền lửa” đam mê Karate cho thế hệ trẻ

(GLO)- Tại Gia Lai, Ông Võ Ngọc Lương và thầy R’Ô Thanh đã trở thành những nhân tố tích cực trong việc lan tỏa và phát triển phong trào Karate tại địa phương. Bằng tâm huyết và sự kiên trì, họ không chỉ giành được thành tích đáng tự hào mà còn góp phần “truyền lửa” đam mê Karate cho thế hệ trẻ.

 Ia Dom: “Chiếc nôi” của môn bắn nỏ

Ia Dom: “Chiếc nôi” của môn bắn nỏ

(GLO)- Với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), bắn nỏ là môn thể thao yêu thích. Những năm qua, xã có nhiều vận động viên đạt thành tích cao tại các hội thi và trở thành “chiếc nôi” của môn bắn nỏ.

Anh Lok hướng dẫn con gái út cách ngắm bắn nỏ sao cho chính xác nhất. Ảnh: Vũ Chi

Gia đình “cung thủ” ở Ayun Pa

(GLO)- Bà con ở tổ 9, phường Đoàn Kết (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) gọi gia đình anh Ksor Lok bằng cái tên trìu mến là “gia đình cung thủ” vì giành nhiều huy chương môn bắn nỏ tại giải thể thao các cấp. Các con của anh đều sử dụng nỏ thành thạo. Anh cũng là người chế tác nỏ nổi tiếng trong vùng.

null