Kết nối hơn 10 nghìn người thầy thuốc chuyên ngành tim mạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều 14-10, Hội Tim Mạch học Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu chương trình trực tuyến Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 17, tổ chức trong hai ngày 16 và 17-10, tại ba điểm cầu ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
 

Quang cảnh buổi họp báo.
Quang cảnh buổi họp báo.

Theo PGS, TS Nguyễn Ngọc Quang, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hội Tim mạch học Việt Nam, đại hội năm nay có chủ đề “Tim mạch học trong kỷ nguyên mới - Biến thách thức thành cơ hội”, rất phù hợp một năm đầy biến động của đại dịch Covid-19 và trong thời đại phát triển không ngừng của kỹ thuật số.

Nếu như những đại hội trước được tổ chức trực tiếp tại một địa điểm, có khoảng hơn 2.500 đại biểu tham dự, thì đại hội năm nay tổ chức trực tuyến, dự kiến sẽ kết nối tới hơn 10 nghìn đại biểu trong nước và quốc tế ở 4 phân hội lớn trong nước, 5 hiệp hội và bệnh viện quốc tế.

Rất nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới đã nhận lời mời tham dự chia sẻ những kinh nghiệm cũng như giảng bài tại chương trình của đại hội. Hội Tim mạch là một trong những hội đầu tiên ứng dụng nền tảng họp trực tuyến để thực hiện một kỳ đại hội với quy mô lớn, kết nối Việt Nam và quốc tế.

Thông qua 108 báo cáo viên là các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực tim mạch trên toàn thế giới, Hội Tim mạch sẽ mang tới 10 kênh hội thảo trực tuyến phát liên tục với hơn 12 phiên đào tạo liên tục cùng 91 phiên báo cáo khoa học.

Như vậy, Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 17 là một cơ hội quý báu nhằm liên tục trao đổi, cập nhật và đào tạo những kiến thức chuyên môn mới nhất về chẩn đoán, điều trị và phòng chống các bệnh lý tim mạch để nâng cao năng lực cho các bác sĩ, kỹ thuật viên và điều dưỡng trên khắp cả nước.

Hiện nay, bệnh tim mạch đã và đang là một gánh nặng cho xã hội với tỷ lệ tử vong và tàn phế cao nhất. Bên cạnh đó, chi phí cho chăm sóc, điều trị bệnh tim mạch cũng là gánh nặng rất lớn. Tổ chức Y tế thế giới ước tính, hằng năm có đến 17,5 triệu người tử vong do các bệnh liên quan tim mạch, hơn hết, số bệnh nhân tích lũy ngày một nhiều.

Theo nghiên cứu của Hội Tim mạch học Việt Nam, hiện Việt Nam có khoảng 25% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp. Đặc biệt, trong những năm gần đây, bệnh lý tăng huyết áp đang được trẻ hóa với rất nhiều đối tượng còn đang trong độ tuổi lao động. Thế nhưng đến nay, vẫn còn nhiều người thờ ơ, chủ quan với sức khỏe tim mạch của chính mình.

Theo MINH HOÀNG (NDO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.