Kbang: Trồng rau sạch trong nhà lưới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhằm khuyến khích nông dân trên địa bàn phát triển sản xuất rau theo xu hướng sạch, cung cấp ra thị trường những sản phẩm rau an toàn, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật huyện Kbang đã triển khai đầu tư mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới quy mô 1.920 m2 với tổng kinh phí hơn 760 triệu đồng.

Vựa rau nhưng thiếu rau sạch

Huyện Kbang hiện có trên 14.000 ha đất sản xuất rau hàng năm, cung cấp ra thị trường trung bình 25-28 ngàn tấn rau xanh/năm. Việc sản xuất rau cơ bản đáp ứng nhu cầu rau xanh cho người tiêu dùng trên địa bàn, đồng thời tạo nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, qua quá trình kiểm tra thực tế việc sản xuất rau trên địa bàn cho thấy, vẫn còn rất nhiều hộ dân chạy theo lợi nhuận mà không tuân thủ đúng quy trình sản xuất do cơ quan chuyên môn khuyến cáo. “Điển hình là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nồng độ khuyến cáo, phối hợp quá nhiều loại thuốc trên một loại rau và đặc biệt là không đảm bảo thời gian cách ly từ sau khi phun đến khi thu hoạch. Đây chính là nguyên nhân khiến chất lượng rau xanh đạt thấp và vấn đề an toàn thực phẩm luôn đặt ở mức báo động”-bà Trần Thị Mai-Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật huyện Kbang, đánh giá.

 

Trồng rau sạch sẽ mở ra cơ hội phát triển bền vững cho nông dân. Ảnh: L.H
Trồng rau sạch sẽ mở ra cơ hội phát triển bền vững cho nông dân. Ảnh: L.H

Xã Đông hiện có diện tích tự nhiên khoảng 3.663 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm tới trên 3.400 ha. Sở hữu lợi thế về đất sản xuất, điều kiện khí hậu, nguồn nước tưới tiêu thuận lợi do có công trình đập thủy điện An Khê-Ka Nak nên trong nhiều năm qua, xã Đông trở thành vùng chuyên canh rau xanh cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện. Tuy nhiên, như nhiều vựa rau khác, nông dân xã Đông hầu như vẫn duy trì lối canh tác cũ, chưa chú trọng đầu tư trồng rau theo hướng an toàn. Cũng bởi vậy, người trồng rau ở xã Đông vẫn thường rơi vào cảnh được mùa-mất giá, được giá-mất mùa, phụ thuộc rất nhiều vào thị trường, hiệu quả kinh tế không ổn định.

Mô hình trồng rau nhà lưới đầu tiên

Trước thực trạng sản xuất rau không đảm bảo an toàn như hiện nay, từ nguồn vốn khoa học và công nghệ tỉnh, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật huyện Kbang đã phối hợp với Hội Nông dân xã Đông triển khai dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới tại xã Đông”. Dự án có tổng kinh phí hơn 760 triệu đồng, trong đó nguồn vốn khoa học và công nghệ tỉnh hỗ trợ 335 triệu đồng, số tiền còn lại do nhân dân đóng góp. Dự án sẽ xây dựng 2 nhà lưới tại 2 hộ dân được chọn với tổng diện tích 1.920 m2 (mỗi nhà 960 m2) với kết cấu giàn che lưới có đầu tư hệ thống tưới phun mưa, hệ thống điều khiển khu nhà màng, quạt hướng trục đối lưu không khí… rất hiện đại và khoa học, phục vụ cho việc sản xuất rau sạch đạt chuẩn. Sau khi dự án kết thúc, hệ thống nhà lưới sẽ được bàn giao cho hộ dân tiếp tục khai thác, đảm bảo thời hạn sử dụng tối thiểu phải đạt từ 10 năm trở lên.

Theo thiết kế của dự án, các hộ tham gia sẽ canh tác 10 loại rau phổ biến gồm: rau cải không cuống, khổ qua, đậu cô ve, dưa leo, xà lách, bắp sú, rau cải thảo, rau muống cạn, rau cải cúc và các loại rau dùng làm gia vị. Các hộ được hỗ trợ 100% giống rau và 50% chi phí vật tư sản xuất trong năm 2017. Mục tiêu của dự án là xây dựng mô hình sản xuất rau sạch trong nhà lưới đảm bảo từ năm thứ hai trở đi sản lượng rau sạch đạt từ 27-36 tấn rau/năm cung cấp cho bà con nhân dân các vùng trên địa bàn huyện và các khu vực lân cận. “Trồng rau trong nhà lưới sẽ đem lại rất nhiều lợi ích về lâu dài cho nông dân. Về mùa mưa, rau sẽ không bị dập nát; còn về mùa nắng, với hệ thống thiết bị hiện đại và khoa học, việc tưới tiêu sẽ đảm bảo tiết kiệm, đem lại lợi nhuận cao hơn cho người trồng rau. Đặc biệt, nhờ hệ thống nhà lưới, rau xanh sẽ hạn chế được sự tấn công của côn trùng, sinh vật gây hại, giảm thiểu tối đa lượng thuốc trừ sâu phun trên cây rau”-bà Mai chia sẻ thêm.

Khi mô hình được triển khai và cung cấp ra thị trường nguồn rau sạch, chủ nhiệm dự án phối hợp cùng với các cơ quan chuyên môn và Ban Quản lý chợ Kbang xây dựng quầy hàng bán rau sạch, đảm bảo về quy mô cũng như thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. “Ngoài ra, khi có nguồn rau tốt, chúng tôi sẽ làm việc với các đơn vị như siêu thị, nhà hàng hay các trường học bán trú để có thể tạo mối liên kết sản xuất-tiêu thụ vững chắc”-bà Trần Thị Mai nhấn mạnh.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.