Kbang quan tâm tạo việc làm cho lao động nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nhờ được đào tạo nghề và kết nối với các doanh nghiệp, nhiều lao động nông thôn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) có việc làm với thu nhập ổn định.
Tạo việc làm cho người dân nông thôn
Cách đây 3 năm, thông qua chương trình giới thiệu việc làm, vợ chồng chị Nay H’Mách (thôn 3, xã Đông) đã đăng ký làm công nhân tại Công ty TNHH Thảo Nguyên Xanh Kbang. Vợ chồng chị cùng nhiều công nhân khác được Công ty tạo điều kiện nơi ăn ở, hỗ trợ tiền điện, nước miễn phí; được đào tạo, hướng dẫn quy trình kỹ thuật thu hoạch mủ và chăm sóc vườn cao su. Bên cạnh tiền công 9 triệu đồng/người/tháng, vợ chồng chị được Công ty tặng quà, tiền thưởng vào dịp lễ, Tết. Chị H’Mách cho hay: “Ruộng rẫy không có nên vợ chồng tôi phải đi làm thuê làm mướn. Tuy nhiên, công việc lúc có lúc không nên cuộc sống rất khó khăn. Năm 2019, vợ chồng tôi xin vào Công ty TNHH Thảo Nguyên Xanh Kbang làm công nhân, thu nhập ổn định hơn hẳn. Sau mấy năm làm việc, gia đình đã tích góp được chút vốn xây dựng nhà cửa vững chãi, lo cho các con ăn học. Cuối năm 2020, gia đình tôi đã thoát nghèo”.
Ngoài vợ chồng chị H’Mách còn có hơn 120 người ở các xã: Đông, Đak Smar, Sơ Pai, Sơn Lang và thị trấn Kbang đang làm công nhân cho Công ty TNHH Thảo Nguyên Xanh Kbang. Ông Nguyễn Tuấn Khiêm-Đội trưởng đội khai thác mủ cao su-cho biết: “Công ty có hơn 400 ha cao su đang trong thời kỳ khai thác nên cần nhiều công nhân. Chúng tôi ưu tiên tuyển dụng những lao động người dân tộc thiểu số. Cùng với đảm bảo tiền lương tối thiểu 7 triệu đồng/người/tháng, Công ty còn chi trả các chế độ chính sách theo quy định. Ở lĩnh vực xây dựng, Công ty cũng tạo việc làm cho 30 lao động địa phương với tiền công 4-9 triệu đồng/người/tháng tùy công việc”-ông Khiêm nói.
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Kbang tổ chức lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm cho học viên. Ảnh: Ngọc Minh
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Kbang tổ chức lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm cho học viên. Ảnh: Ngọc Minh
Cuối năm 2021, cơ sở sản xuất gạch không nung thuộc Công ty TNHH một thành viên Tiến Tường (huyện Kbang) đi vào hoạt động đã tạo việc làm cho 20 lao động ở xã Đak Smar và thị trấn Kbang với mức lương 6-10 triệu đồng/người/tháng. Ông Trình Văn Nhị-Giám đốc Công ty-chia sẻ: “Ngành nghề chính của Công ty là xây dựng các công trình đường bộ, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động, phần lớn là người Bahnar. Sau khi cơ sở sản xuất gạch không nung đi vào hoạt động ổn định, Công ty sẽ phối hợp với các ngành chức năng của huyện tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng máy móc để nâng cao tay nghề cho người lao động”.
Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo
Những năm qua, huyện Kbang đặc biệt chú trọng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Ông Bùi Tiến Phương-Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện-cho hay: Năm 2021, Trung tâm liên kết với Trường Cao đẳng Cơ điện-Xây dựng và Nông lâm Trung Bộ mở 4 lớp trung cấp thú y, lâm sinh cho 112 học viên vừa học chương trình văn hóa kết hợp học nghề; phối hợp với các địa phương tổ chức 5 lớp đào tạo nghề cho 132 học viên tại các xã: Đak Rong, Krong, Lơ Ku, Kông Lơng Khơng và Tơ Tung.
Đến cuối năm 2021, toàn huyện Kbang lao động qua đào tạo đạt 36,43%. Ảnh: Ngọc Minh
Đến cuối năm 2021, số lao động qua đào tạo tại huyện Kbang đạt 36,43%. Ảnh: Ngọc Minh
Đến cuối năm 2021, toàn huyện có 1.481 lao động nông thôn làm việc tại 100 cơ sở sản xuất và doanh nghiệp trên địa bàn. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 35%. Lao động qua đào tạo đạt 36,43%. Năm 2022, huyện phấn đấu đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 36,6% và giải quyết việc làm trên 660 lao động nông thôn. Để làm được điều này, cùng với việc tham mưu giúp UBND huyện ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch điều tra cung-cầu lao động, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện sẽ chú trọng công tác tư vấn, giới thiệu người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Ông Lê Duy Kiên-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện-cho biết: “Hiện nay, chúng tôi tiếp tục theo dõi, nắm chắc số lao động tại các vùng có dịch trở về địa phương; phát phiếu lấy ý kiến lao động có nhu cầu tìm việc làm, nhất là nhu cầu trở lại các tỉnh phía Nam làm việc trong các khu công nghiệp để kết nối cung-cầu lao động. Đối với lao động mong muốn tìm việc tại địa phương, chúng tôi sẽ kết nối với các doanh nghiệp trên địa bàn. Cùng với đó, ngay khi được cấp thẩm quyền giao chỉ tiêu đào tạo nghề lao động nông thôn, chúng tôi phối hợp với UBND các xã, thị trấn rà soát, tổ chức đăng ký nhu cầu đào tạo nghề phù hợp, đồng thời phối hợp với các cơ sở dạy nghề để đào tạo gắn với nhu cầu việc làm”-ông Kiên thông tin.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.