Kbang phấn đấu có thêm 6 xã và 7 làng đạt chuẩn nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 6-7, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) khóa IX (mở rộng) tổ chức hội nghị lần thứ 5 để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, triển khai công tác trọng tâm những tháng còn lại của năm 2021. Đồng chí Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy dự hội nghị.

 
Quang cảnh Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kbang. Ảnh: Minh Nguyễn
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Minh Nguyễn


Trong 6 tháng đầu năm 2021, dịch Covid-19 tác động đến tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, song nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, kinh tế-xã hội của huyện phát triển ổn định, quốc phòng-an ninh được đảm bảo. Tổng thu ngân sách hơn 260,6 tỷ đồng, đạt 63,95 dự toán, trong đó thu ngân sách tại địa phương hơn 29,9 tỷ đồng, đạt 78,9%, tăng 30,9 % so với cùng kỳ năm 2020.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được chú trọng thực hiện, phấn đấu đến cuối năm 2021 có thêm 6 xã và 7 làng đạt chuẩn nông thôn mới. Toàn huyện gieo trồng được hơn 29.194 ha cây trồng các loại; phát hiện 45 vụ vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ rừng (giảm 10 vụ so với cùng kỳ năm 2020); giải quyết việc làm cho 290 lao động; triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho 1.987 trường hợp...

 

Công tác giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản 6 tháng đầu năm của huyện Kbang còn đạt thấp. Ảnh: Minh Nguyễn
Công tác giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản 6 tháng đầu năm 2021 của huyện Kbang còn đạt thấp. Ảnh: Minh Nguyễn


Hội nghị đã thống nhất thông qua Tờ trình của Ban Thường vụ Huyện ủy về các dự thảo nghị quyết chuyên đề thực hiện chương trình trọng tâm Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ IX. Theo đó, tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025. Đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng bền vững, gắn với phát triển vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, cây dược liệu, cây ăn quả. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của hệ thống chính trị thôn, làng, tổ dân phố và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ...


MINH NGUYỄN

Có thể bạn quan tâm

Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.