Kbang dựa vào dân để bảo vệ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, các tổ quản lý, bảo vệ rừng ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã kịp thời ngăn chặn nhiều hành vi xâm hại rừng, góp phần để những cánh rừng thêm xanh.

Mặt trời vừa khuất bóng, ông Đinh Tôi-Tổ trưởng tổ nhận khoán bảo vệ rừng làng Cam (xã Đak Smar) đã chuẩn bị đèn pin, giày ủng, dao dựa sẵn sàng cho buổi tuần tra rừng. Theo ông, lâm tặc thường lợi dụng đêm tối để phá rừng. Vì thế, tổ tập trung lực lượng giám sát, bảo vệ rừng vào các thời điểm “nóng bỏng” đó. Khi phát hiện có hành vi vi phạm, tổ thông báo cho chủ rừng và chính quyền địa phương phối hợp xử lý.

Ông Tôi cho biết: Tổ hiện có 6 hộ người Bahnar nhận khoán bảo vệ gần 178 ha rừng tự nhiên của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Ka Nak. Mỗi ngày, tổ cử 2 người trực từ 19 giờ đến sáng. Các thành viên luân phiên tuần tra ban ngày 2 lần/tuần, kết hợp phát quang đường ranh để đi lại thuận tiện, phòng ngừa cháy rừng. “Thực hiện tốt lịch trực, công tác phối hợp tuần tra, chúng tôi đã kịp thời báo cho chủ rừng nhiều vụ xâm hại rừng trái phép. Nhờ đó, khu vực rừng do tổ bảo vệ chưa xảy ra vụ lâm tặc khai thác, phá rừng trái phép”-ông Tôi chia sẻ.

Ông Đinh Tôi-Tổ trưởng tổ nhận khoán bảo vệ rừng làng Cam (xã Đak Smar, huyện Kbang) cùng thành viên đi tuần tra khu vực rừng quản lý. Ảnh: Ngọc Minh

Ông Đinh Tôi-Tổ trưởng tổ nhận khoán bảo vệ rừng làng Cam (xã Đak Smar, huyện Kbang) cùng thành viên đi tuần tra khu vực rừng quản lý. Ảnh: Ngọc Minh

Nhiều năm nay, 167 hộ dân làng Kon Ktonh nhận khoán hơn 1.271 ha rừng do UBND xã Kon Pne quản lý. Để bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ này, song song với kiện toàn nhóm bảo vệ rừng, làng chú trọng xây dựng hương ước gắn trách nhiệm cộng đồng, từng hộ dân với việc bảo vệ rừng. Trưởng thôn Đinh Ủi cho biết: Trong hương ước nêu rõ trách nhiệm, quyền lợi của tập thể, cá nhân; ai không thực hiện đúng sẽ bị làng phạt, chính quyền xử lý nghiêm. Nhận thức được điều đó nên bà con đều có ý thức chấp hành tốt hương ước, đoàn kết chung tay bảo vệ rừng.

Chỉ tay về cánh rừng xanh ngát, ông Ủi nói: “Khu vực rừng làng nhận khoán nằm ở núi cao, giáp ranh với huyện Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum), xã Hà Đông (huyện Đak Đoa). Bà con thống nhất chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 10-30 người gồm thanh niên khỏe mạnh, người có kinh nghiệm, quen thuộc đường đi để luân phiên tuần tra, kiểm soát. Từ năm 2017 đến nay, diện tích rừng giao khoán luôn được bảo vệ, không để xảy ra các vụ xâm hại rừng, cháy rừng”.

Tổ bảo vệ rừng đã bổ sung lực lượng, tăng thời gian kiểm soát, bảo vệ rừng tại chỗ hiệu quả. Ảnh: Ngọc Minh

Tổ bảo vệ rừng đã bổ sung lực lượng, tăng thời gian kiểm soát, bảo vệ rừng tại chỗ hiệu quả. Ảnh: Ngọc Minh

Huyện Kbang hiện có 121.286,45 ha rừng tự nhiên và 1.771,22 ha rừng trồng. Những năm qua, các đơn vị chủ rừng, UBND các xã giao khoán cho 62 tổ bảo vệ với gần 36.258 ha rừng. Thông qua việc giao khoán, công tác quản lý, bảo vệ rừng được tăng cường, hạn chế tình trạng khai thác trái phép trên đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Năm 2022, ngành chức năng phát hiện, xử lý 65 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, giảm 14 vụ so với năm 2021; tang vật tạm giữ gồm hơn 128,8 m3 gỗ. Các “điểm nóng” về khai thác rừng trái phép cơ bản được xử lý dứt điểm; tính chất, mức độ lâm sản thiệt hại do hành vi khai thác trái phép giảm rõ rệt.

Theo Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Vũ Quang Sáng, các chủ rừng quản lý diện tích rừng lớn, trong khi lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng mỏng. Vì vậy, việc hợp đồng giao khoán với các tổ bảo vệ rừng đã bổ sung lực lượng, tăng thời gian kiểm soát, bảo vệ rừng tại chỗ hiệu quả hơn. “Diện tích nhận khoán, người dân kết hợp phát triển kinh tế bằng hình thức chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây dược liệu ngắn ngày dưới tán rừng mà không làm ảnh hưởng đến rừng, đem lại nguồn thu nhập cho gia đình. Cách làm này khiến người dân yên tâm quản lý, bảo vệ rừng tốt hơn”-ông Sáng thông tin.

Đề cập nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng thời gian tới, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Dũng cho hay: Huyện tiếp tục bảo vệ tốt diện tích, chất lượng rừng hiện có; nâng cao trách nhiệm, tính chủ động của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương với công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, giao đất, giao rừng, thuê đất, cho thuê rừng, quản lý rừng bền vững. Cùng với đó, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, phá rừng làm nương rẫy.

“Huyện tiếp tục thực hiện giao rừng gắn với giao đất cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư quản lý; giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng, hộ gia đình người Bahnar sống gần rừng, liền rừng đảm bảo chất lượng và hiệu quả nhằm nâng cao đời sống cho người dân từ rừng. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người dân, tổ bảo vệ rừng phát huy hơn nữa vai trò quản lý, bảo vệ rừng”-ông Dũng nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Yêu cầu các địa phương thường xuyên rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội

Gia Lai: Yêu cầu các địa phương thường xuyên rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội

(GLO)- Ngày 28-3, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Công văn số 746/UBND-KTTH về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24-5-2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới gắn với hoạt động tín dụng chính sách.

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

(GLO)- Hơn 25 năm gắn bó với ngành bảo hiểm nhân thọ, chị Nguyễn Thị Mỹ Hiệp - Giám đốc Công ty Bảo hiểm Prudential tại Gia Lai luôn kiên định với triết lý: “Bán hàng bằng trái tim”.

Động đất tại Myanmar: Số người mắc kẹt trong tòa nhà sập ở Thái Lan lên tới 81 người

Động đất tại Myanmar: Số người mắc kẹt trong tòa nhà sập ở Thái Lan lên tới 81 người

Liên quan đến những thiệt hại tại Thái Lan do ảnh hưởng của trận động đất tại Myanmar, thông báo chiều 28/3, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng quốc phòng Thái Lan Phumtham Wechayachai cho biết đã có ít nhất 3 công nhân thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà cao 30 tầng đang được xây dựng ở Thủ đô Bangkok.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Xã anh hùng vươn mình phát triển

Xã anh hùng vươn mình phát triển

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

(GLO)- Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Gia Lai duy trì hoạt động chào cờ, sinh hoạt chính trị dưới cờ vào sáng thứ hai tuần đầu tiên của tháng. Hoạt động này nhằm tuyên truyền, giáo dục, bồi đắp tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc trong mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Gương sáng làng Nang

Ông Rơ Châm Thơnh - Gương sáng làng Nang

(GLO)- Ông Rơ Châm Thơnh (SN 1966, làng Nang, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) rất được dân làng kính trọng, quý mến. Không chỉ có công trong việc xây dựng khối đoàn kết ở khu dân cư, ông Thơnh còn là tấm gương sáng về phát triển kinh tế tại địa phương.

Trưởng ban công tác mặt trận làng Nú làm kinh tế giỏi

Trưởng ban công tác mặt trận làng Nú làm kinh tế giỏi

(GLO)- “Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Rơ Lan Xíu còn nhiệt tình, trách nhiệm với công việc được giao và luôn được cộng đồng tin tưởng, tín nhiệm”- Đó là nhận xét của ông Puih Dinh- Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Khai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) về Trưởng ban Công tác mặt trận làng Nú.