Indonesia sẽ nhập khẩu 1 triệu tấn gạo từ Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Người đứng đầu Cơ quan Lương thực Quốc gia Indonesia (NFA) Arief Prasetyo Adi cho biết, Tổng thống Joko Widodo đã chỉ đạo nhập khẩu 1 triệu tấn gạo từ Trung Quốc để tăng dự trữ gạo (CBP) của Chính phủ cho năm 2024.

Trả lời tờ Tempo tối ngày 26-9, ông Arief cho biết: “Chúng tôi đang thăm dò kế hoạch nhập khẩu gạo từ Trung Quốc theo yêu cầu của Tổng thống Joko Widodo cách đây một thời gian”.

Cũng theo ông Arief, Indonesia đang đàm phán với Campuchia, quốc gia này đã đồng ý xuất khẩu 10.000 tấn gạo.

Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gạo thuộc tỉnh Tiền Giang. Ảnh: TTXVN

Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gạo thuộc tỉnh Tiền Giang. Ảnh: TTXVN

Indonesia là quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á với 270 triệu dân. Chính phủ nước này đã giao cho Cơ quan Hậu cần Quốc gia (Bulog) nhập khẩu 2,3 triệu tấn gạo trong năm nay nhằm giảm bớt tác động của kiểu thời tiết El Nino. Hiện tượng thời tiết El Nino có thể làm giảm sản lượng gạo từ 5% đến 7% trong năm nay, từ mức 31,54 triệu tấn năm ngoái.

Lãnh đạo nước này tin tưởng rằng, kế hoạch nhập khẩu với sự can thiệp của chính phủ có thể giúp kiểm soát giá cả gạo tăng đột biến trong thời gian qua trên thị trường. Trước đó, ngày 19-9, Tổng thống Widodo cũng tiết lộ kế hoạch của chính phủ nhằm tăng lượng gạo dự trữ lên tổng cộng 1 triệu tấn nhằm ổn định giá gạo vốn đã vượt quá mức giá dự tính gần 15.000 rupiah/kg (0,96 USD/kg).

Theo cơ quan thống kê Indonesia, trong 8 tháng đầu năm nay, nước này đã nhập khẩu 1,59 triệu tấn gạo, tăng rất mạnh so với mức 237.146 tấn nhập khẩu trong cùng kỳ năm trước.

Trong đó, hơn một nửa số lô hàng có xuất xứ từ Thái Lan với 802.000 tấn, tiếp theo là các lô hàng từ Việt Nam với 674.000 tấn, Ấn Độ 66.000 tấn và Pakistan 45.000 tấn.

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.