Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam “tăng nhiệt” trở lại sau 1 tuần giảm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 13-9, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thông tin giá chào bán gạo xuất khẩu loại 5% tấm tăng 5 USD/tấn và có giá 628 USD/tấn; gạo 25% tấm tăng 5 USD/tấn, ở mức 613 USD/tấn. Đây là phiên điều chỉnh tăng nhẹ trở lại sau 1 tuần “giảm nhiệt”.

Việc giá gạo tăng trở lại đã được các doanh nghiệp, chuyên gia dự báo trước đó do nhu cầu thế giới cao, trong khi các nguồn cung hạn chế. Bên cạnh đó vào ngày 11-9, Cơ quan Hậu cần Quốc gia Indonesia (Bulog) cho biết sẽ mua 300.000 tấn gạo trắng 5% tấm từ các nước Việt Nam, Thái Lan, Pakistan và Campuchia cũng là một trong những nguyên nhân đẩy giá gạo tăng.

Giá gạo xuất khẩu tăng tạo lực đẩy giá gạo trong nước hiện ở mức cao

Giá gạo xuất khẩu tăng tạo lực đẩy giá gạo trong nước hiện ở mức cao

Tuy vậy, đến chiều 12-9, Việt Nam chỉ có một doanh nghiệp trúng thầu 50.000 tấn trong đợt Indonesia mở thầu. Giá trúng thầu dao động khoảng 640-650 USD/tấn (giá tính tại cảng đến-CIF). Thời gian giao hàng của gói thầu nêu trên từ tháng 9 đến hết tháng 11-2023.

Ngoài doanh nghiệp của Việt Nam thì doanh nghiệp đến từ Pakistan trúng 95.000 tấn và Thái Lan trúng 155.000 tấn với mức giá dao động 630-650 USD/tấn (giá CIF).

Liên quan đến xuất khẩu gạo của Việt Nam, theo VFA, tính đến giữa tháng 8-2023, Indonesia đã nhập khẩu từ Việt Nam gần 650.000 tấn gạo, tăng 16 lần so với cùng kỳ năm trước.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy 8 tháng đầu năm xuất khẩu gạo đạt gần 6 triệu tấn, mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 20% so cùng kỳ và hoàn thành 89% kế hoạch năm.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu 8 tháng cũng tăng lên gần 3,2 tỷ USD, tăng hơn 34% so với cùng kỳ năm 2022. Trong số các thị trường nhập khẩu, Philippines, Trung Quốc, Indonesia và Ghana... là những quốc gia nhập gạo Việt Nam nhiều nhất.

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.