Indonesia sẽ mua 300.000 tấn gạo trắng 5% tấm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cơ quan Hậu cần Quốc gia Indonesia cho biết nước này sẽ mua gạo 300.000 tấn gạo trắng 5% tấm từ 4 nước: Việt Nam, Thái Lan, Pakistan và Campuchia.

Theo SS Rice News, chuyên trang về thị trường lúa gạo thế giới ngày 11-9 đưa tin, Cơ quan Hậu cần Quốc gia Indonesia (Bulog) cho biết nước này sẽ mua 300.000 tấn gạo trắng 5% tấm từ các nước Việt Nam, Thái Lan, Pakistan và Campuchia.

Indonesia thông báo sẽ mở thầu 300.000 tấn gạo trắng 5% tấm

Indonesia thông báo sẽ mở thầu 300.000 tấn gạo trắng 5% tấm

Tuy nhiên, Bulog cũng thông báo chi tiết kỹ thuật là gạo phải được đóng túi trong polypropylen với trọng lượng 50 kg/túi. Trọng lượng của túi rỗng là 120 gam và phù hợp với bao bì xuất khẩu tiêu chuẩn, phù hợp cho vận chuyển đường biển và đường bộ.

Theo nhận định của các chuyên gia, việc Indonesia thông tin mở gói thầu này nhiều khả năng thị trường gạo thế giới lại tăng trở lại. Trong tuần trước, giá gạo tại châu Á đã giảm nhiệt khi điều chỉnh giảm mạnh sau chuỗi ngày ở mức giá cao.

Tháng trước, Indonesia đã đạt được hợp đồng mua 125.000 tấn gạo từ Campuchia, trong đó có 25.000 tấn gạo thơm và phần còn lại là gạo trắng. Bên cạnh đó, Indonesia cũng đang thúc đẩy hợp đồng mua gạo từ Myanmar, sản lượng khoảng 70.000-80.000 tấn.

Trong những năm gần đây, Indonesia cố gắng tự chủ nguồn cung gạo. Tuy nhiên, từ cuối năm 2022 do khô hạn bất thường nên họ bắt buộc phải nhập khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Từ đầu tháng 9-2023, để đối phó với giá gạo tăng cao, Indonesia quyết định chi khoản tiền hơn 500 triệu USD để thực hiện chương trình cấp phát gạo miễn phí cho người nghèo.

Các cập nhật từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy, trong phiên giao dịch ngày 11-9, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam hiện ở mức 623 USD/tấn (giảm 20 USD/tấn so với ngày 5-9); gạo cùng chủng loại của Thái Lan hiện ở mức 613 USD/tấn (giảm 20 USD/tấn so với ngày 5-9). Như vậy, với mức giá này, gạo của Việt Nam vẫn cao hơn Thái Lan 10 USD và cao hơn Pakistan 15 USD (gạo cùng loại của nước này ở mức 608 USD/tấn).

Theo Tổng cục Thống kê, 8 tháng 2023, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt gần 6 triệu tấn, trị giá 3,2 tỷ USD, tăng lần lượt 23% và 37,3%. Riêng tháng 8, xuất khẩu gạo mang về gần 600 triệu USD. Với đà này, chỉ khoảng giữa tháng 9, xuất khẩu gạo sẽ bằng hoặc vượt cả năm ngoái.

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null