Ia Rtô phát huy vai trò cầu nối của tuyên truyền viên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Thời gian qua, đội ngũ tuyên truyền viên xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã phát huy tốt vai trò trong công tác tuyên truyền cũng như hướng dẫn người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm nhằm góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương.

“Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”

Nhân “Ngày thứ 5 cơ sở”, chúng tôi theo chân cán bộ xã Ia Rtô xuống buôn Phu Ma Miơng tham gia một buổi họp dân. Cùng với việc tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các thông tin về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chính sách hỗ trợ người dân thiếu vốn, thiếu đất sản xuất được nhanh chóng triển khai đến tất cả bà con. Ai cũng chú ý lắng nghe. Điều đó chứng minh rằng: Dù trong thời đại bùng nổ thông tin nhưng công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở vẫn giữ vai trò quan trọng. Lý do là vì so với các hình thức tuyên truyền khác, tuyên truyền miệng có sự giao lưu trực tiếp giúp người dân dễ hiểu, dễ làm theo và tạo được sự đồng thuận, thống nhất trong cộng đồng.

Trò chuyện cùng chúng tôi, Bí thư Chi bộ buôn Nay Ka cho hay: Ông đã có nhiều năm làm tuyên truyền viên. Trước mỗi buổi sinh hoạt chi bộ, họp dân hàng tháng, ông đều chuẩn bị kỹ nội dung, đồng thời linh hoạt vận dụng để giải quyết những vấn đề nổi cộm, mang tính thời sự tại địa phương. Khi triển khai từng phần việc cụ thể, ông gợi ý mọi người cùng đối thoại để có thông tin đa chiều, giúp người nghe dễ hiểu, nắm bắt vấn đề nhanh hơn.

Ông cũng khéo léo lồng ghép việc tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng nguồn thu nhập cho gia đình.

Ông Nay Ka (bìa phải, buôn Phu Ma Miơng, xã Ia Rtô) luôn dành thời gian đến từng hộ gia đình để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và có hướng giúp đỡ kịp thời. Ảnh: V.C

Ông Nay Ka (bìa phải, buôn Phu Ma Miơng, xã Ia Rtô) luôn dành thời gian đến từng hộ gia đình để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và có hướng giúp đỡ kịp thời. Ảnh: V.C

“Trong các buổi gặp gỡ, trò chuyện, tôi thường giới thiệu những mô hình hay, cách làm hiệu quả để bà con học tập, áp dụng vào điều kiện thực tế của gia đình. Đối với những người chậm thay đổi, tôi cùng đại diện các ban ngành, đoàn thể đến tận nhà nắm bắt tâm tư, nguyện vọng rồi tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cách thức làm ăn, khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo”-ông Nay Ka chia sẻ kinh nghiệm.

Với cách làm đó, bà con trong buôn chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chị Nay HMira cho hay: “Khi được giới thiệu về các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, tôi đã quyết định vay 50 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã để mua bò về nuôi, đồng thời xây nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Tôi cũng biết cách trồng rau xanh tại nhà để cải thiện bữa ăn gia đình, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống”.

Chị Mang Thị Tuyết Như-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ-cho biết: Đội ngũ tuyên truyền viên đã bám sát hướng dẫn của Đảng ủy xã, thường xuyên xuống thôn, buôn để nắm tình hình, lựa chọn vấn đề dư luận quan tâm để tuyên truyền, vận động. Với vai trò Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã, chị đặc biệt chú trọng nội dung liên quan trực tiếp đến đời sống hội viên như chính sách đối với phụ nữ, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng-chống bạo lực gia đình…

Bên cạnh đó, những chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước về y tế, giáo dục, tín dụng, thông tin, tiền điện, nước sạch vệ sinh môi trường, giải quyết việc làm, nhà ở và các hỗ trợ đột xuất khác cũng được chị nắm bắt và triển khai kịp thời, đầy đủ, góp phần giúp người dân, nhất là hộ nghèo cải thiện đời sống. Sau các buổi tuyên truyền, nhận thức của người dân về công tác giảm nghèo có nhiều chuyển biến tích cực; nhiều hộ nghèo có ý thức, ý chí chủ động vượt khó, vận dụng hiệu quả các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để vươn lên trong cuộc sống.

Nâng cao chất lượng tuyên truyền

Theo chị Rah Lan H'Jua-cán bộ tuyên giáo xã, để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, Đảng ủy xã đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện. Trước hết là phát huy vai trò nòng cốt của đội ngũ tuyên truyền viên ở cơ sở; chú trọng đổi mới về phương pháp tuyên truyền, xây dựng nội dung tuyên truyền ngắn gọn, dễ nghe, dễ nhớ, dễ hiểu, phù hợp với từng đối tượng.

Công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của xã. Vì vậy, đội ngũ tuyên truyền viên cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh, loa di động, tuyên truyền tại các buổi họp thôn, sinh hoạt chi bộ hay gặp gỡ trực tiếp với hộ đăng ký thoát nghèo để hướng dẫn cách thức, nội dung, cung cấp thông tin, đào tạo tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, hướng dẫn cách thức vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, thông tin về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tuyên truyền nhân rộng các mô hình giảm nghèo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Qua đó giúp người nghèo từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà chủ động vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đoàn Thanh niên xã Ia Rtô tuyên truyền bằng loa di động tới tận thôn, buôn. Ảnh: V.C

Đoàn Thanh niên xã Ia Rtô tuyên truyền bằng loa di động tới tận thôn, buôn. Ảnh: V.C

Anh Nay Bưng-Bí thư Đoàn xã-chia sẻ: Ban Chấp hành Đoàn xã tích cực triển khai các chương trình, hoạt động của Đoàn tới đoàn viên, thanh niên thông qua nhóm Zalo, Facebook. Tranh thủ các buổi sinh hoạt đội, nhóm, câu lạc bộ, Đoàn xã lồng ghép tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên phát huy sức trẻ tích cực lao động sản xuất, giới thiệu các mô hình lập thân, lập nghiệp tiêu biểu để đoàn viên, thanh niên học tập, làm theo.

Với người dân, Đoàn xã thành lập từng tổ tuyên truyền xuống trực tiếp hộ dân cầm tay chỉ việc hoặc tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh di động để tạo sức lan tỏa trong cộng đồng. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, xã Ia Rtô là địa phương đầu tiên của thị xã Ayun Pa về đích trong đợt cao điểm “50 ngày, đêm” tuyên truyền cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho công dân đủ điều kiện.

Hiện nay, đa số hộ nghèo trên địa bàn xã chưa nắm được khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất còn thấp; một số hộ nghèo do thiếu lao động, đông người ăn theo (đông con, con còn nhỏ), thiếu vốn; thiếu đất sản xuất hoặc rượu chè, lười biếng, không có nghề nghiệp...

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Huỳnh Thanh Thọ nhận định: Cách làm hay nhất, hiệu quả nhất trong công tác tuyên truyền giảm nghèo là thông qua công tác tuyên truyền giúp người nghèo hiểu rõ hơn về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hỗ trợ cho công tác giảm nghèo bền vững; nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của người dân đối với công tác giảm nghèo; đồng thời, bổ sung kiến thức, kỹ năng cho người nghèo, tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện. Người dân được nâng cao về nhận thức, thấy được lợi ích của các chính sách, dự án đầu tư hỗ trợ sẽ tích cực tham gia thực hiện để từng bước thoát nghèo bền vững.

Trao đổi với P.V, ông Nay Weh-Bí thư Đảng ủy xã-khẳng định: Những năm qua, đội ngũ tuyên truyền viên xã Ia Rtô thực sự trở thành cầu nối giữa “ý Đảng-lòng dân”. Nhiều thành viên tổ tuyên vận đến từng thôn, buôn, vào từng nhà dân để trực tiếp tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cách làm ăn; vận động bà con chung tay xây dựng nông thôn mới, thực hiện nếp sống văn hóa ở khu dân cư, phòng-chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe, thực hiện các chương trình y tế quốc gia.

Ngoài hình thức tuyên truyền miệng, đội ngũ tuyên truyền viên cũng đã tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền bằng loa di động. Đội ngũ tuyên truyền viên đi sâu đi sát đến các địa bàn dân cư thu thập thông tin, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân để tham mưu cấp ủy giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh từ cơ sở. Nhờ vậy, đến cuối năm 2022, xã Ia Rtô chỉ còn 24 hộ nghèo. Năm 2023, xã tiếp tục phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 2%, cận nghèo còn 6%, hướng tới mục tiêu không còn hộ nghèo vào năm 2025.

“Để nâng cao chất lượng tuyên truyền về công tác giảm nghèo tại cơ sở, Đảng ủy xã chỉ đạo đội ngũ tuyên truyền viên tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng nâng cao tính định hướng và sức thuyết phục; tăng cường xuống từng thôn, buôn hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, vận động bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao nhận thức, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để vươn lên thoát nghèo bền vững”-Bí thư Đảng ủy xã Ia Rtô cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

(GLO)- Nhờ triển khai thực hiện nghiêm nghị quyết của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, thời gian qua, Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) đã đạt được những thành tích nổi bật và khẳng định năng lực lãnh đạo toàn diện trên các mặt công tác.

Phú Thiện quyết tâm về đích nông thôn mới vào năm 2025

Phú Thiện quyết tâm về đích nông thôn mới vào năm 2025

(GLO)- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020-2025) đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện nông thôn mới. Trên cơ sở mục tiêu đề ra, huyện đã huy động mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới và đạt được những kết quả khả quan.

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Nhằm triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh đã thành lập các tổ cộng đồng theo dõi, giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo.

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

(GLO)- Chòm râu dài, ánh mắt sáng, dáng người khỏe khoắn, nhanh nhẹn là ấn tượng của chúng tôi khi gặp già làng Rơ Lan Vọng, người được xem là “điểm tựa” của làng Ngo Le (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).