Ia Pa: Răn đe, ngăn chặn đối tượng cho vay "tín dụng đen"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trên địa bàn huyện Ia Pa (Gia Lai) có khoảng 50 đối tượng cho vay trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đầu mối cho vay thường là chủ quán tạp hóa trong làng đồng bào dân tộc thiểu số và đại lý phân bón, nông sản… cho vay bằng tiền mặt, nhu yếu phẩm, phân bón, vật tư nông nghiệp. 
 Hàng trăm hộ dân khốn khổ vì tín dụng đen. Ảnh: Đức Phương
Hàng trăm hộ dân khốn khổ vì tín dụng đen. Ảnh: Đức Phương
Thời gian qua đã có hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện là nạn nhân của các đối tượng cho vay kể trên. Qua điều tra, rà soát địa bàn, Công an huyện Ia Pa đã tổ chức gọi hỏi, răn đe hàng chục đối tượng có liên quan đến tình hình cho vay nói trên. Qua quá trình xử lý, số đầu mối cho vay đã giảm và số tiền vay nợ giảm còn 33 tỷ đồng (năm 2017 là 70 tỷ đồng).
Theo Công an huyện Ia Pa, trên địa bàn chưa phát hiện trường hợp tổ chức, cá nhân cho vay và đòi nợ mang tính chất cưỡng bức, ép buộc, bắt người trái phép; chưa phát hiện trường hợp người đi vay phải gán nợ bằng nhà cửa, ruộng đất… Lãi suất cho vay dao động trong khoảng 3-5%/tháng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay chủ yếu bằng miệng hoặc chủ nợ ghi sổ mà không có hợp đồng nên ngành chức năng chưa có căn cứ để xử lý.
Đức Phương

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.