Ia Grăng khó về đích nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ia Grăng là 1 trong 2 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) trong năm 2025 để huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Tuy nhiên, con đường về đích NTM của xã đang rất gian nan khi chỉ mới đạt 11/19 tiêu chí.

Xã Ia Grăng có 7 làng với 1.055 hộ, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 75%. Theo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, hiện tại, xã còn 8 tiêu chí chưa đạt gồm: giao thông; trường học; cơ sở vật chất văn hóa; thu nhập; nghèo đa chiều; y tế; môi trường và an toàn thực phẩm; hệ thống chính trị.

he-thong-duong-giao-thong-tren-dia-ban-xa-ia-grang-dang-duoc-dau-tu-xay-dung-giup-nguoi-dan-di-lai-giao-thuong-thuan-tien.jpg
Hệ thống đường giao thông trên địa bàn xã Ia Grăng đang được đầu tư xây dựng, giúp người dân đi lại, giao thương thuận tiện. Ảnh: L.N

Ông Lê Quang Đạo-Chủ tịch UBND xã Ia Grăng-thông tin: “Để đạt chỉ tiêu tỷ lệ đường ngõ, xóm sạch và đảm bảo đi lại thuận tiện quanh năm, xã cần phải đầu tư thêm 4 km đường với tổng kinh phí 4 tỷ đồng. Với tiêu chí trường học, trên địa bàn xã còn Trường Mẫu giáo 7/5 có cơ sở vật chất chưa đảm bảo theo quy định.

Đối với tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, xã chưa có trung tâm văn hóa-thể thao; 2 làng Khớp và Hlũh có nhà văn hóa nhưng đã xuống cấp, cần xây dựng và sửa chữa. Ủy ban nhân dân xã cũng đã bố trí kinh phí để xây dựng trung tâm văn hóa-thể thao xã và sử dụng kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa làng Hlũh cũng như sửa chữa nhà văn hóa làng Khớp.

Tuy nhiên, hiện nay đang tạm dừng triển khai thực hiện các công trình, dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh nên chưa triển khai được”.

Bên cạnh đó, thu nhập và nghèo đa chiều cũng là 2 tiêu chí khó thực hiện. Hiện nay, thu nhập bình quân của xã mới đạt 47 triệu đồng/người/năm, trong khi để đạt chuẩn phải có mức bình quân 53 triệu đồng/người/năm. Cuối năm 2024, xã còn 58 hộ nghèo và 68 hộ cận nghèo, tỷ lệ nghèo đa chiều chiếm 11,95%.

“Ia Grăng với đặc thù là xã thuần nông, người dân thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng chủ lực là cà phê, điều, mì, bắp, lúa. Tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số của xã chiếm hơn 75%; trình độ canh tác còn hạn chế, cộng với thời tiết bất lợi khiến năng suất cây trồng đạt thấp hơn so với các vùng lân cận. Đặc biệt, năm nay, cây điều trên địa bàn mất mùa đã ảnh hưởng đến thu nhập của người dân”-Chủ tịch UBND xã cho hay.

Việc triển khai xây dựng NTM ở các làng cũng gặp không ít khó khăn. Theo đó, làng Orê 2 được UBND xã Ia Grăng chọn làm điểm xây dựng làng NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số nhưng mới đạt 14/19 tiêu chí; 5 tiêu chí chưa đạt gồm: thu nhập; nghèo đa chiều; tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn; môi trường và an toàn thực phẩm.

Ông Lê Sỹ Thiềng-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Orê 2-cho biết: “Làng có 173 hộ với hơn 660 khẩu, trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 30,8%. Khó thực hiện nhất là tiêu chí môi trường bởi nhiều gia đình chưa có nhà vệ sinh đảm bảo hợp vệ sinh, chưa thực hiện thu gom rác tập trung mà vẫn còn tình trạng người dân vứt rác bừa bãi”.

ubnd-huyen-ia-grai-dang-trien-khai-du-an-lam-duong-giao-thong-lien-xa-di-qua-trung-tam-xa-ia-grang.jpg
UBND huyện Ia Grai đang triển khai dự án làm đường giao thông liên xã đi qua trung tâm xã Ia Grăng. Ảnh: L.N

Làng Hlũh hiện có 145 hộ với hơn 600 khẩu (hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 94%). Những năm qua, được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân từng bước được nâng lên. “Hiện nay, làng còn 9 hộ nghèo (chiếm 6,2%), 8 hộ cận nghèo (chiếm 5,5%). Ngoài ra, hệ thống đường giao thông nhánh trong làng vẫn còn là đường đất. Nhà văn hóa xuống cấp nhưng chưa có kinh phí xây dựng lại để đạt chuẩn theo quy định”-ông Puih Đim-Trưởng thôn Hlũh-chia sẻ.

Nói về lộ trình đạt chuẩn xã NTM, Chủ tịch UBND xã Ia Grăng khẳng định: “Với những khó khăn trên nên xã gần như không thể về đích NTM trong năm 2025. Đặc biệt, trong điều kiện chuẩn bị sáp nhập cấp xã, bỏ cấp huyện để tinh gọn bộ máy thì việc triển khai chương trình xây dựng NTM cũng bị ảnh hưởng. Xã cũng mong muốn cấp trên phân bổ thêm nguồn lực để triển khai hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, đầu tư các tuyến đường giao thông nông thôn… để có thể sớm hoàn thành các tiêu chí chưa đạt”.

Có thể bạn quan tâm

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

(GLO)- Ngày 1-7, thực hiện chủ trương sáp nhập giữa tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định thành tỉnh Gia Lai, Báo Gia Lai và Báo Bình Định cũng chính thức về chung một nhà, là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai, là tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Gia Lai.

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

(GLO)- Suốt 36 năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến (xã Chư Krey, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày bền bỉ thắp sáng tri thức cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều thế hệ học trò vùng khó trưởng thành, vươn lên bằng con chữ và tri thức.

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê liên quan đến việc thi công đấu nối đường dân sinh với đường tỉnh 669, dự án thuê đất trồng rừng của Công ty TNHH Hưng Thịnh Nguyên và chính sách hỗ trợ làm ao, hồ nhỏ đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Thư Tòa soạn

Thư Tòa soạn

(GLO)- Cùng với việc sáp nhập tỉnh, từ ngày 1-7, Báo Gia Lai hợp nhất với Báo Bình Định thành Báo Gia Lai mới.

Gia Lai bố trí lại hơn 179,5 tỷ đồng từ nguồn sử dụng đất cho dự án hồ sơ địa chính

Gia Lai bố trí lại hơn 179,5 tỷ đồng từ nguồn sử dụng đất cho dự án hồ sơ địa chính

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 505/NQ-HĐND về việc sử dụng nguồn tiền sử dụng đất của dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và dữ liệu địa chính tỉnh Gia Lai chưa phân bổ để cấp cho các dự án đầu tư từ nguồn tiền sử dụng đất chưa được cấp.

Các cây gỗ lớn bị cưa hạ nằm chỏng chơ tại khuôn viên trụ sở UBND phường Cheo Reo. Ảnh: NLĐO

Việc chặt cây gỗ lớn tại trụ sở phường Cheo Reo: Nếu vi phạm sẽ xử lý theo quy định

(GLO)- Theo một số thông tin báo chí đăng tải, trước ngày sáp nhập xã, phường, hàng loạt cây gỗ lớn trong khuôn viên trụ sở UBND phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa) bị cưa hạ rồi đem bán, khiến nhiều người dân bức xúc. Để làm rõ thông tin này, P.V Báo Gia Lai đã vào cuộc tìm hiểu.

Tặng nhiều phần quà cho người nghèo và học sinh khó khăn huyện Chư Sê

Tặng nhiều phần quà cho người nghèo và học sinh khó khăn huyện Chư Sê

(GLO)- Ngày 22-6, Hội Chữ thập đỏ huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) phối hợp với chùa Mỹ Thạch và nhóm giáo viên Trường Tiểu học Lê Văn Tám (TP. Hà Nội) và đoàn từ thiện TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) tổ chức chương trình “Tiếp sức đến trường” cho học sinh dân tộc thiểu số và người dân khó khăn.

Lời cảm ơn

Lời cảm ơn

(GLO)- Báo Gia Lai trân trọng cảm ơn những tình cảm quý báu của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, quý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và bạn đọc nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).

null