Ia Grai và Kbang trao giấy chứng nhận cho 16 sản phẩm đạt OCOP 3 sao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 7 và 8-12, UBND huyện Ia Grai và Kbang (tỉnh Gia Lai) đã trao giấy chứng nhận cho các chủ thể có sản phẩm đạt OCOP 3 sao trên địa bàn.
Lãnh đạo UBND huyện trao giấy chứng nhận cho các chủ thể. Ảnh: Phương Lộc

Lãnh đạo UBND huyện trao giấy chứng nhận cho các chủ thể. Ảnh: Phương Lộc

*Sáng 8-12, UBND huyện Ia Grai đã tổ chức lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận 5 sản phẩm OCOP 3 sao năm 2023.

5 sản phẩm OCOP 3 sao được trao giấy chứng nhận trong năm 2023, gồm: Cà phê nguyên chất Nguyễn Thiêm thuộc Công ty TNHH một thành viên Nguyễn Thiêm (làng Bía Ngó, xã Ia Chía; Mật ong hoa cà phê Duy Trung thuộc hộ kinh doanh Mật ong Duy Trung (thôn Tân An, xã Ia Sao); Sầu riêng Hoàng Gia thuộc Công ty TNHH xuất nhập khẩu Bơ Mỹ Hoàng Gia (tổ dân phố 1, thị trấn Ia Kha); Mít Thái 705 và Chôm chôm thái 705 thuộc Công ty TNHH một thành viên Cà phê 705 (thôn 1,xã Ia Krai). Giấy chứng nhận sản phẩm Ocop 3 sao có giá trị trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày được công nhận.

Trong năm 2023, huyện Ia Grai còn có 2 sản phẩm cà phê thuộc hộ kinh doanh cà phê Thảo Hiên (tổ dân phố 7, thị trấn Ia Kha) đăng ký sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh.

Đến nay, huyện Ia Grai có 15 sản phẩm OCOP, gồm 3 sản phẩm đạt 4 sao và 12 sản phẩm 3 sao.

*Chiều 7-12, UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị công bố kết quả và trao chứng nhận, giải thưởng cho các chủ thể có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao năm 2023.

Theo đó, UBND huyện Kbang đã công bố, trao quyết định chứng nhận 11 sản phẩm đạt OCOP 3 sao năm 2023 cho 8 chủ thể gồm: Khăn quàng cổ Brưng của bà Đinh Thị Hái (xã Kông Lơng Khơng); Mắc ca sấy Bảo An của bà Võ Thị Liên (thị trấn Kbang); Mắc ca sấy Hoàng Lan của ông Hoàng Văn Lan (thị trấn Kbang); Mắc ca Hạnh Phúc của Công ty cổ phần Mắc ca Tây Nguyên (thị trấn Kbang); Trà dây rừng túi lọc và rượu cần Đắk Giang của Tổ hợp tác Voi Rừng (xã Đông); Rượu cần Đinh Rang của Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Kông Pla; Cà phê hạt rang Nọng Bio Robusta Sơn Lang của ông Trần Đình Hùng (xã Sơn Lang); 3 sản phẩm: mắc ca sấy Minh Quang, mắc ca sấy mật ong Minh Quang, Granola Minh Quang của bà Lê Thị Cẩm Như (thị trấn Kbang).

Lãnh đạo UBND huyện trao chứng nhận cho các chủ thể của sản phẩm OCOP 3 sao cấp huyện. Ảnh: Hồng Hạnh

Lãnh đạo UBND huyện trao chứng nhận cho các chủ thể của sản phẩm OCOP 3 sao cấp huyện. Ảnh: Hồng Hạnh

Các sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao sẽ nâng cao được giá trị và thu nhập cho người dân. Đây cũng là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Như vậy, tính đến nay toàn huyện Kbang đã có 18 sản phẩm OCOP 3 sao. Dự kiến trong năm 2024, Kbang sẽ triển khai thực hiện 15 sản phẩm mới và 1 sản phẩm đánh giá lại, tại địa bàn các xã: Đông, Đak Smar, Đak Rong, Kon Pne, Sơn Lang, Đak Hlơ.

Tại hội nghị, lãnh đạo UBND huyện Kbang cũng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị hướng dẫn, tổ chức kiểm tra, hậu kiểm việc thực hiện các cam kết và sử dụng nhãn hiệu, logo OCOP của các sản phẩm đã đạt chứng nhận OCOP, kịp thời hướng dẫn các chủ thể thực hiện đúng theo quy định. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về Chương trình mỗi xã một sản phẩm đến cán bộ và nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là các chủ thể có điều kiện đăng ký tham gia Chương trình. Các cơ quan chuyên môn huyện có liên quan, UBND các xã, thị trấn triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn, đặc biệt là khảo sát sản phẩm, vận động, hỗ trợ các chủ thể tham gia chương trình OCOP đảm bảo thực chất, có hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.