Ia Grai không đạt kế hoạch trồng rừng vì kinh phí hỗ trợ thấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ năm 2017 đến nay, huyện Ia Grai chỉ mới trồng được 1.550 ha rừng tập trung, đạt khoảng 50% kế hoạch. Nguyên nhân là do kinh phí hỗ trợ trồng rừng thấp khiến người dân không mặn mà.

Huyện Ia Grai có diện tích tự nhiên 111.959,8 ha, trong đó, 35.277,6 ha là đất quy hoạch lâm nghiệp phân bố trên địa bàn 6 xã: Ia O, Ia Chía, Ia Khai, Ia Bă, Ia Grăng, Ia Pếch. Diện tích rừng chủ yếu tập trung trên lâm phần của Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Grai và Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Ia Grai. Trong số này, 20.666,5 ha là đất có rừng (16.002,1 ha rừng tự nhiên, 4.664,4 ha rừng trồng), 14.611,1 ha đất chưa có rừng.

Đoàn công tác HĐND tỉnh kiểm tra trồng rừng trên địa bàn huyện Ia Grai. Ảnh: Lê Nam

Đoàn công tác HĐND tỉnh kiểm tra trồng rừng trên địa bàn huyện Ia Grai. Ảnh: Lê Nam

Thực hiện Kế hoạch số 1123/KH-UBND của UBND tỉnh, ngày 26-4-2017, UBND huyện Ia Grai đã ban hành Kế hoạch số 36/KH-UBND về tổ chức thu hồi đất rừng bị lấn chiếm để chuyển cây trồng phù hợp mục đích lâm nghiệp và trồng rừng. Từ năm 2017 đến nay, các đơn vị chủ rừng, địa phương trên địa bàn huyện đã trồng rừng tập trung được 1.550 ha, trong đó có 518,1 ha rừng phòng hộ, sản xuất từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn hỗ trợ người dân trồng rừng.

Xã Ia Pếch có hơn 1.337,7 ha đất lâm nghiệp, trong đó, 582,6 ha đất có rừng và 755,1 ha đất chưa có rừng. Triển khai kế hoạch thu hồi đất rừng bị lấn chiếm để chuyển cây trồng phù hợp với mục đích lâm nghiệp và trồng rừng, đến nay, xã đã vận động người dân trồng được hơn 113,7 ha rừng.

Ông Rơ Mah Ít (làng O Rang) cho hay: “Năm 2018, khi được UBND xã tuyên truyền kê khai diện tích sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp và được sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước, tôi đăng ký trồng 2,1 ha keo lai. Những năm đầu, cây keo lai thường bị côn trùng cắn và bị bệnh khô ngọn nên phải trồng dặm lại nhiều lần. Đến nay, vườn cây phát triển tốt và dự kiến sang năm sẽ khai thác”.

Còn ông Rơ Mah Beng (làng De Chí) thì chia sẻ: Năm 2018, gia đình được hỗ trợ cây bạch đàn để chuyển đổi hơn 1 ha điều, mì trên diện tích đất lâm nghiệp sang trồng rừng. Đến nay, cây bạch đàn phát triển tốt, năm sau sẽ được khai thác.

Theo bà Phạm Thị Kim Tuyến-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Pếch: “Tuy phong trào trồng rừng đã có nhiều chuyển biến nhưng chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Nguyên nhân là từ năm 2021, kinh phí hỗ trợ trồng rừng giảm xuống khiến công tác vận động người dân đăng ký tham gia gặp khó khăn”.

Trao đổi với P.V, ông Đào Lân Hưng-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai-cho biết: Hàng năm, UBND huyện ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngành chức năng, đơn vị chủ rừng, UBND các xã trong công tác thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm để chuyển cây trồng phù hợp mục đích lâm nghiệp và trồng rừng. Đồng thời, chỉ đạo Hạt Kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng, UBND các xã tăng cường tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cây trồng phù hợp mục đích lâm nghiệp và trồng rừng. Từ đó, nhận thức của người dân về trồng rừng sản xuất có sự hỗ trợ của Nhà nước dần được nâng lên.

Rừng keo lai của người dân xã Ia Pếch đang phát triển tốt. Ảnh: L.N

Rừng keo lai của người dân xã Ia Pếch đang phát triển tốt. Ảnh: L.N

Tuy nhiên, theo ông Hưng, hiện nay, mức hỗ trợ còn thấp, trong khi người dân tham gia trồng rừng chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn. Chu kỳ trồng rừng kinh doanh kéo dài 7-10 năm nên người dân không có vốn để đầu tư. Họ cũng chưa mạnh dạn vay vốn trồng rừng. Giai đoạn 2017-2020, kinh phí hỗ trợ trồng rừng cho người dân theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 7 triệu đồng/ha trong 1 chu kỳ.

Còn từ năm 2021 trở lại đây, thực hiện theo Quyết định số 496/QĐ-UBND ngày 29-5-2021 của UBND tỉnh và Quyết định số 529/QĐ-UBND ngày 23-8-2021 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Quyết định số 496/QĐ-UBND thì mức hỗ trợ chỉ còn 2,5 triệu đồng/ha trong 1 chu kỳ. Kinh phí hỗ trợ thấp gây khó khăn cho các lực lượng trong công tác tuyên truyền, vận động người dân trồng rừng.

“Để đẩy nhanh tiến độ trồng rừng trong các năm tiếp theo, UBND huyện đề nghị UBND tỉnh xem xét nâng mức hỗ trợ đối với diện tích người dân đăng ký trồng rừng thuộc dự án hỗ trợ đầu tư vì mức hỗ trợ 2,5 triệu đồng/ha/chu kỳ là quá thấp. Mức hỗ trợ này chỉ đủ để mua cây giống trồng rừng năm đầu và không có chi phí để chăm sóc, phòng cháy chữa cháy rừng cho các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, đề nghị tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí đối với diện tích người dân đăng ký trồng rừng năm 2022 vượt so với chỉ tiêu trong Thông báo số 18/TB-SNNPTNT ngày 9-2-2022 của Sở Nông nghiệp và PTNT”-Phó Chủ tịch UBND huyện đề xuất.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.