Huyền thoại kíp xe tăng 377

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong số 27 hiện vật vừa được công nhận là bảo vật quốc gia, xe tăng T59 số hiệu 377, Trung đội Xe tăng 3, Đại đội 7, Tiểu đoàn Xe tăng 297, Mặt trận Tây Nguyên (nay là Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 273, Quân đoàn 3) đã lập nên chiến công vang dội, viết nên bản hùng ca về tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
Nhiều cán bộ, chiến sĩ, du khách đến tham quan xe tăng 377. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Nhiều cán bộ, chiến sĩ, du khách đến tham quan xe tăng 377. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Theo Thượng tá Nguyễn Đức Chung-Chính ủy Lữ đoàn Tăng thiết giáp 273, anh và các đồng đội đã tích cực sưu tầm tư liệu, hiện vật, gặp gỡ các nhân chứng để tìm hiểu quá trình chiến đấu và hy sinh của cán bộ, chiến sĩ trong kíp xe tăng này. Thượng tá Chung kể: “Trung tuần tháng 4-1972, xét thấy thời cơ thuận lợi, Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên quyết tâm tiến công tiêu diệt quân địch ở Đak Tô-Tân Cảnh. Đại đội Xe tăng 7 được giao nhiệm vụ phối hợp với Trung đoàn Bộ binh 66, Tiểu đoàn 37 Đặc công tiêu diệt căn cứ 42 (Đak Tô-Tân Cảnh). Lực lượng xe tăng tham gia tiến công căn cứ này được chia làm 2 mũi: Mũi chủ yếu tiến công ở hướng Đông, mũi thứ yếu ở hướng Tây Bắc. Đêm 23-4, sau khi bố trí đội hình, tổ chức hiệp đồng tác chiến lần cuối, Đại đội Xe tăng 7 cùng bộ binh được lệnh xuất kích. Đội hình 9 xe tăng T54 theo đường công binh mở, bí mật vượt qua ngầm Tân Cảnh, lướt qua Chi khu Đak Tô, thị trấn Tân Cảnh và các mục tiêu vòng ngoài vào chiếm lĩnh trận địa. Trên hướng Tây Bắc, ngay từ loạt đạn đầu, xe tăng 377 đã cùng với xe tăng 352 bắn sập khu tháp nước và đài quan sát. Tiếp đó, xe tăng 352 cùng bộ binh vượt qua sự kháng cự của địch, nhanh chóng đánh vào khu cố vấn Mỹ, tiến sát sở chỉ huy và phát triển sang khu nhà lính Tiểu đoàn 4 ngụy, khu nhà sĩ quan”.

Thượng tá Nguyễn Cảnh Minh-Giám đốc Bảo tàng Quân đoàn 3-cho biết: Trong lúc địch hoang mang vì mất Tân Cảnh, Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên chủ trương điều 1 trung đội xe tăng của Đại đội 7 và 1 xe cao xạ tự hành ZSU-57-2 vận động theo đường 18 lên hiệp đồng với Trung đoàn 1, Sư đoàn Bộ binh 2 tiêu diệt địch ở căn cứ Đak Tô 2. Qua đài vô tuyến, Đại đội trưởng xe tăng 7 giao nhiệm vụ cho Trung đội tăng 3 gồm 3 xe tăng với các số hiệu 377, 354, 369 phát triển tiến công. Lúc này, pháo binh và máy bay địch tấn công dữ dội, nhưng xe tăng 377 chạy với tốc độ cao, dũng cảm vượt qua các đợt đánh phá ngăn chặn của địch để đến căn cứ Đak Tô 2 sớm nhất. Địch thấy chỉ có 1 chiếc xe tăng 377 đơn độc liền điều động 10 xe tăng M41 chia 2 mũi vây xe tăng 377. Trong tình huống cấp bách, kíp xe tăng 377 đã thống nhất “Một mình cũng quyết tiến công”. Trưởng xe Nguyễn Nhân Triển và kíp xe bước vào trận chiến sinh tử “1 chọi 10”. Với quyết định táo bạo “đánh cảm tử”, “còn một người cũng chiến đấu”, cuộc đấu tăng diễn ra vô cùng quyết liệt. Trung đội trưởng Nguyễn Nhân Triển liên tục ra mệnh lệnh cho lái xe Trần Quang Vịnh tiến, lui tránh tầm hỏa lực của địch, tạo điều kiện cho pháo thủ Nguyễn Đắc Lượng và Hoàng Văn Ái ngắm bắn liên tiếp, tiêu diệt 7 xe tăng M41 của địch làm cho đội hình tăng của chúng rối loạn và mất khả năng chiến đấu. Trong khi chiến đấu, xe tăng 377 đã trúng đạn và bốc cháy, tất cả cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh.

Nói về chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh cũng như sự hy sinh quả cảm của kíp xe, Đại tá Đỗ Thành Nguyên-nguyên kỹ thuật viên kiêm lái xe tăng Đại đội 7 (Tiểu đoàn 297, Trung đoàn Xe tăng 203), người trực tiếp tham gia chiến dịch giải phóng Đak Tô-Tân Cảnh năm 1972-cho biết: Chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh được coi là trận đánh tiêu biểu trong chiến thuật “đánh nhanh”, “diệt gọn” của bộ đội ta. Trong một thời gian ngắn, quân ta đã tiêu diệt một lực lượng lớn sinh lực địch. Chiến thắng này đã giáng một đòn chí mạng vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ và quân đội Sài Gòn, làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên. Trận địa phòng ngự của địch suy yếu hẳn. Cụm phòng ngự then chốt và vững chắc nhất trong hệ thống phòng thủ của quân đội Sài Gòn ở Bắc Tây Nguyên bị đập tan. Sự anh dũng hy sinh của kíp xe 377 đã thể hiện tinh thần bất khuất, kiên trung của quân và dân Tây Nguyên quyết tâm đánh tan quân xâm lược.

Với thành tích xuất sắc đó, ngày 9-1-2009, Chủ tịch nước đã ký quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho kíp xe tăng 377, gồm 4 liệt sĩ: Nguyễn Nhân Triển-Trung đội trưởng, Hoàng Văn Ái-pháo thủ, Trần Quang Vịnh-lái xe và Nguyễn Đắc Lượng-pháo thủ.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

(GLO)-Ở xã biên giới Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), làng Ring và làng Khôn được thành lập theo những cách khác nhau nhưng đều rất đặc biệt. Mặc dù làng hình thành chưa lâu nhưng những người dân ở đây sinh sống hòa thuận, cùng nhau đoàn kết bảo vệ biên cương Tổ quốc và xây dựng cuộc sống mới.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông

(GLO)- Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai, với quyết tâm chính trị cao, toàn thể cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ cơ sở Cảnh sát giao thông đã đoàn kết, thống nhất triển khai có hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Hồi hương trong tình người và hy vọng

Hồi hương trong tình người và hy vọng

(GLO)- Khi mùa khô năm 2024 vừa chớm, ở buôn Ia Rnho (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) có một người lặng lẽ rời đi. Đó là Nay Tri-người từng vướng vào vụ phá rừng, luôn sống trong nỗi lo sợ bị pháp luật trừng trị.

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh: Xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh: Xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng

(GLO)- Trải qua 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với truyền thống đơn vị được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

34 tỉnh, thành phố mới trên toàn quốc có 145 Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực

34 tỉnh, thành phố mới trên toàn quốc có 145 Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực

Việc xây dựng dự thảo luật sửa đổi, bổ sung 11 luật về quân sự, quốc phòng là bước đi cần thiết trong bối cảnh các địa phương đang tiến hành điều chỉnh địa giới hành chính và tái cấu trúc lực lượng vũ trang theo luật định kể từ ngày 1/7/2025, bảo đảm theo hướng tinh, gọn, vững mạnh và hiện đại.

null