Huyện Mù Cang Chải báo cáo gì về thông tin học sinh mầm non ăn 'cơm trắng với gừng'?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
UBND huyện Mù Cang Chải đã có báo cáo liên quan đến thông tin học sinh mầm non điểm trường Màng Mủ ăn cơm với gừng chấm muối.

Sáng 28-9, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một lãnh đạo UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, cho biết huyện vừa có báo cáo gửi tỉnh về thông tin học sinh mầm non điểm trường Màng Mủ, trường Mầm non Mồ Dề, xã Mồ Dề (huyện Mù Cang Chải), ăn cơm với gừng chấm muối.

Trước đó, tối 26-9, trong bản tin Chuyển động 24h trên VTV1 đã phát phóng sự "Bữa cơm trắng với gừng ở điểm trường Màng Mủ, Yên Bái" khiến nhiều người xót xa khi thấy học sinh mầm non phải ăn cơm trắng với gừng chấm muối, cơm đường...

Phóng sự được ghi nhận tại điểm trường Màng Mủ, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải.

Theo thông tin trong phóng sự, tại điểm trường đơn sơ này, căn bếp tạm chỉ có một bếp củi, nhà trường nấu cơm cho học sinh vào thứ 3, thứ 5, còn lại các ngày thứ 2, 4, 6 các em học sinh ăn cơm cặp lồng. Trong ngày ghi hình, 4 cây bắp cải nấu cho 138 học sinh để các em có canh nóng để ăn cơm ngon hơn với những cặp lồng cơm trắng với gừng, muối hoặc với đường...

Một phụ huynh trong clip cũng chia sẻ "Cho con ăn cơm với gừng cũng thương lắm nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên cũng không có gì..."

Cuối phóng sự có tin vui khi điểm trường được tài trợ xây một bếp ăn khang trang.

Hình ảnh cặp lồng cơm trắng với gừng trên truyền hình. Ảnh: Chụp màn hình

Hình ảnh cặp lồng cơm trắng với gừng trên truyền hình. Ảnh: Chụp màn hình

Sau khi xem hình ảnh cặp lồng cơm với gừng và muối trắng của học sinh, nhiều người bày tỏ sự xót xa. Tuy nhiên, có người lại hoài nghi về tính xác thực của sự việc.

Sau khi phóng sự được đăng tải, UBND huyện Mù Cang Chải đã tiến hành xác minh.

Qua kiểm tra xác minh và qua thực tiễn của các cơ sở giáo dục, UBND huyện Mù Cang Chải nhận định nội dung phản ánh Chuyển động 24h của VTV1 về bữa ăn trưa của các cháu tại điểm trường Màng Mủ, Trường mầm non Mồ Dề chưa toàn diện về thực tế tại cơ sở điểm trường, về mục đích cơ bản để kêu gọi hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các nhà trường.

Cũng theo lãnh đạo huyện Mù Cang Chải, điều kiện của bà con, đồng bào trên này còn nhiều khó khăn, không thể nào bằng các vùng dưới được, "nhưng cũng không đến nỗi như thế".

"Trên này, trong lúc ăn cơm, ngoài thức ăn gừng được ăn kèm như gia vị... Phụ huynh cũng rất buồn, không phải người ta nuôi con như vậy"- vị lãnh đạo chia sẻ.

Được biết, năm học 2024-2025, trường Mầm non Mồ Dề được giao 15 lớp với 415 trẻ, trong đó điểm trường lẻ Màng Mủ có 5 lớp với 138 học sinh. Về việc thực hiện chế độ chính sách, theo UBND huyện Mù Cang Chải, nhà trường tổ chức nấu ăn trưa cho các cháu tại điểm chính và các điểm lẻ, chế độ chính sách của trẻ đã được chi trả trực tiếp cho cha mẹ trẻ khi được phê duyệt và cấp kinh phí.

Theo Như Quỳnh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.