Hướng đến thương hiệu gạo Ia Lâu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tháng 5-2016, huyện Chư Prông, Gia Lai triển khai mô hình sản xuất lúa nước chất lượng cao tại xã Ia Lâu. Giống lúa Lộc Trời 1 được đưa vào gieo trồng trên vùng đất này cho năng suất cao, chất lượng gạo thơm ngon hơn các giống khác. Đây là tiền đề để huyện xây dựng thương hiệu gạo Ia Lâu vào năm 2020.
Gia đình ông Đinh Văn Thành (thôn 1, xã Ia Lâu) có hơn 3 ha đất sản xuất lúa nước. Vụ Đông Xuân 2018-2019, gia đình ông quyết định dành 2 ha để gieo sạ giống lúa Lộc Trời 1. Nói về giống lúa này, ông Thành cho biết: “Vụ trước, được sự giúp đỡ của huyện, tôi mạnh dạn gieo trồng 1 ha lúa Lộc Trời 1. So với các giống lúa trước đây thì lúa Lộc Trời 1 cho năng suất cao hơn 1-1,5 tấn/ha; chất lượng gạo cũng thơm ngon hơn. Ngay sau khi thu hoạch, nhiều người đã đặt mua lúa nhưng nhà tôi cũng không còn để bán”.
 Người dân xã Ia Lâu tham quan mô hình trồng lúa năng suất, chất lượng cao. Ảnh: V.H
Người dân xã Ia Lâu tham quan mô hình trồng lúa năng suất, chất lượng cao. Ảnh: V.H
Hiện nay, trên địa bàn huyện Chư Prông có 4.220 ha lúa nước, tập trung ở các xã Ia Lâu, Ia Piơr, Ia Mơr... Nông dân các xã này phần lớn thường sử dụng các loại giống lúa như  HT1, hương cốm, OM4900, ĐV108... Những giống lúa này cho năng suất tương đối cao nhưng chất lượng gạo không nổi bật. Để nâng cao giá trị của hạt gạo trên vùng đất này, tháng 5-2016, UBND huyện Chư Prông giao cho Trạm Khuyến nông huyện (nay là Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp) triển khai mô hình trồng lúa nước chất lượng cao với diện tích 10 ha tại thôn 1, xã Ia Lâu với sự tham gia của 14 hộ dân, sử dụng giống lúa Lộc Trời 1.
Theo đó, huyện hỗ trợ mỗi héc ta 130 kg giống, 175 kg phân lân, 100 kg phân urê, 60 kg phân kali và thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, Trạm Khuyến nông huyện còn mở một lớp tập huấn hướng dẫn bà con kỹ thuật làm đất, ủ giống, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh; đồng thời cử cán bộ về theo dõi, giúp đỡ nông dân. Qua triển khai, các cơ quan chức năng đánh giá giống lúa Lộc Trời 1 khi đưa vào sản xuất đã thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng trên vùng đất này. Cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, đẻ nhiều nhánh, bông to và dài, tỷ lệ nhiễm sâu bệnh ở mức trung bình và có thể kiểm soát tốt. Sau khi đưa giống lúa này vào sản xuất và cho năng suất cao, chất lượng gạo thơm ngon, trong vụ Đông Xuân 2018-2019, nông dân xã Ia Lâu đã mở rộng diện tích gieo sạ lúa Lộc Trời 1 lên 20 ha.
Trao đổi với chúng tôi về hiệu quả của mô hình này, ông Lưu Hoài Hưng-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Prông-cho biết: Việc triển khai mô hình sản xuất lúa nước chất lượng cao sử dụng giống Lộc Trời 1 tại địa bàn xã Ia Lâu đã cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt. Giống lúa này rất phù hợp với trình độ canh tác cũng như điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đất đai tại xã Ia Lâu. Năng suất lúa bình quân đạt 6,6-8 tấn/ha, tăng 0,5-1,5 tấn/ha so với các giống lúa truyền thống mà bà con đang gieo trồng. Đặc biệt, khi triển khai mô hình sản xuất tập trung áp dụng cơ giới hóa đã giảm ngày công lao động. Bên cạnh đó, do gieo sạ tập trung khiến sâu bệnh phân tán về mật độ, giúp giảm được chi phí đầu tư. Quân bình mỗi héc ta lúa Lộc Trời 1 sau khi thu hoạch, nông dân thu lợi 25-35 triệu đồng. Trong đề án phát triển nông nghiệp của huyện cũng đề ra mục tiêu xây dựng thương hiệu gạo Ia Lâu vào năm 2020. Chính vì vậy, việc nhân rộng mô hình này và xây dựng các cánh đồng lúa lớn trên địa bàn xã sẽ góp phần sớm đạt mục tiêu mà huyện đã đề ra.
Xây dựng thương hiệu gạo Ia Lâu là điều kiện cần thiết để huyện Chư Prông hướng đến nền sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, để xây dựng thành công thương hiệu gạo Ia Lâu, trước mắt chính quyền xã cần thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất lúa gạo. Bên cạnh đó, phải xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất, tìm kiếm, mời gọi các doanh nghiệp đứng ra ký hợp đồng đầu tư, bao tiêu sản phẩm lâu dài cho nông dân. Đặc biệt, người dân nên liên kết tổ chức sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn, thâm canh theo hướng hiện đại, giảm tối đa sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật... để gạo Ia Lâu vừa ngon vừa sạch, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.
 VĨNH HOÀNG

Có thể bạn quan tâm

Diện mạo thôn Đức Hưng ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.N

Đổi thay miền biên viễn

(GLO)- Gần 30 năm vỡ đất trồng cao su, thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình màu áo mới. Vùng đất khô khốc, bạc màu năm nào, qua bàn tay lam lũ của đoàn người đi làm kinh tế đã được phủ một màu xanh trù phú.

Gia đình ông Bùi Văn Nghị đã có cuộc sống ấm no nơi vùng đất mới. Ảnh: Q.T

Đất lành Ia Lâu

(GLO)- Cách đây hơn 30 năm, nhiều hộ dân từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp tại vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông) theo diện kinh tế mới. Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó cùng đất đai rộng lớn và màu mỡ, cuộc sống người dân trên quê hương thứ 2 ngày càng ổn định, sung túc.

Pleiku-Xưa và nay

Pleiku-Xưa và nay

(GLO)- Bằng tình yêu, niềm đam mê và sự kiên trì, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai đã lưu giữ lại những hình ảnh của phố núi Pleiku xưa. Những tư liệu được ông lưu giữ giờ đây trở thành một miền ký ức khiến không ít trái tim thổn thức, bồi hồi...

Phường Yên Đỗ ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”

Phường Yên Đỗ ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”

(GLO)- Chiều 4-4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Yên Đỗ (TP. Pleiku) tổ chức ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”. Đây là hoạt động thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và Đại hội Đảng các cấp.

Một thoáng Hway

Một thoáng Hway

(GLO)- Làng Hway (xã Hà Tam, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) nằm nép mình yên bình bên quốc lộ 19 nhộn nhịp xe cộ. Từ cổng làng đi sâu vào bên trong, chúng tôi càng nhận thấy nét sinh hoạt đời thường của bà con nơi đây ít bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.

Nghề bó chổi đót tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Nghề bó chổi đót ở thị xã An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) hiện có hơn 10 hộ dân làm nghề bó chổi đót, tập trung ở các phường: An Phú, Tây Sơn, Ngô Mây. Thu nhập từ nghề bó chổi đót giúp nhiều gia đình có cuộc sống ổn định, yên tâm gìn giữ nghề truyền thống.

Đường liên xã Kon Gang-Hải Yang đang được nâng cấp, mở rộng. Ảnh: N.D

Khởi sắc Kon Gang

(GLO)- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã Kon Gang (huyện Đak Đoa) là vùng căn cứ cách mạng vững chắc của tỉnh Gia Lai. Sau ngày giải phóng, cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây tiếp tục nỗ lực phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày một khởi sắc.