Hợp tác xã kiểu mới và mô hình Nông hội: Yêu cầu từ thực tiễn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ khi chuyển đổi, tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012, hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh ngày càng đạt hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển. Tại Hội nghị triển khai thực hiện các mô hình HTX kiểu mới diễn ra sáng 1-8, nhiều giải pháp đã được đề ra nhằm tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của các HTX, đồng thời triển khai mô hình Nông hội.
Tăng nhanh về số lượng và chất lượng
Đến tháng 7-2019, toàn tỉnh có 227 HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012 và 1 liên hiệp HTX, trong đó có 176 HTX nông nghiệp; 9 HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; 6 HTX xây dựng; 25 HTX vận tải; 5 HTX thương mại và 6 quỹ tín dụng nhân dân. Chỉ trong 2 năm (2017-2018), số lượng HTX thành lập mới tăng đột biến với 125 HTX. Trong 7 tháng đầu năm 2019 đã có 29 HTX thành lập mới và 1 liên hiệp HTX. Tổng số thành viên HTX là 16.585 người, giải quyết việc làm cho 1.872 lao động.
Tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành đánh giá: Khu vực kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX đã có bước phát triển mới cả về số lượng và chất lượng, góp phần tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh trật tự. Một số HTX đã củng cố và đổi mới mô hình hoạt động phù hợp với tình hình mới, từng bước khẳng định vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Hoạt động của các HTX đã góp phần giải quyết việc làm, nhất là khu vực nông thôn, tham gia tích cực Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống nhân dân. Nhằm thích ứng với tình hình mới trong giai đoạn hiện nay, việc tập trung phát triển các mô hình HTX kiểu mới trên địa bàn tỉnh là nhu cầu tất yếu.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: H.D
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: H.D
Có được kết quả trên là nhờ sự lãnh đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực của các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương và sự cố gắng không ngừng của các HTX. Ông Hồ Phước Thành-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư-cho biết: “Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh khóa XI, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết một số chính sách khuyến khích HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Theo đó, có 2 chính sách đặc thù được hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh: một là hỗ trợ người tốt nghiệp đại học trở lên về làm việc tại HTX nông nghiệp, hai là hỗ trợ chi phí đánh giá và cấp giấy chứng nhận nông nghiệp hữu cơ hoặc thực hành nông nghiệp tốt (GAP) tại các khu, vùng tập trung đất đai. Riêng Sở Kế hoạch và Đầu tư đang hoàn chỉnh dự thảo, lấy ý kiến các sở ngành để tiếp tục tham mưu UBND ban hành thêm một số chính sách hỗ trợ phát triển HTX theo thẩm quyền như: hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng, mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường”.
Thực hiện Đề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 của Chính phủ, ngày 28-6-2019, UBND tỉnh đã có Quyết định số 381/QĐ-UBND về giao dự toán bổ sung vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2019. Theo đó, giao dự toán bổ sung 2,5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương để hỗ trợ xây dựng 8 HTX điểm kiểu mới. Sở Nông nghiệp và PTNT đã triển khai quyết định này; Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và PTNT II (TP. Hồ Chí Minh) sẽ trực tiếp ký hợp đồng thực hiện mô hình với từng UBND huyện, thị xã, thành phố liên quan và hoàn thành kế hoạch trước tháng 11-2019.
Còn nhiều hạn chế
Mặc dù có sự phát triển đáng ghi nhận, song các ý kiến tại hội nghị cho rằng hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Ông Nguyễn Văn Tiếp-Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh-thừa nhận: “Nhiều HTX hoạt động còn yếu kém, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn thiếu và yếu. Chất lượng, hiệu quả hoạt động còn thấp và thiếu tính bền vững, lợi ích mang lại cho các thành viên chưa nhiều. Trong thực tế, vai trò của HTX đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn còn mờ nhạt, chưa tạo đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp”. 
Hiệu quả hoạt động của các HTX còn hạn chế, tổng doanh thu trong năm 2018 khoảng 126,9 tỷ đồng, trong đó doanh thu các HTX nông nghiệp là 90,4 tỷ đồng. Số lượng HTX được giao đất, cho thuê đất để làm trụ sở, nhà kho, sân phơi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn ít (chỉ có 21 HTX với tổng diện tích 116.682 m2).
Sản phẩm nông nghiệp trưng bày tại ngày hội du lịch huyện Kbang năm 2019. Ảnh: Đức thụy
Sản phẩm nông nghiệp trưng bày tại ngày hội du lịch huyện Kbang năm 2019. Ảnh: Đức Thụy
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hoạt động của các HTX chưa đạt được kết quả như mong muốn, đặc biệt là việc không tiếp cận được vốn vay ngân hàng. Bởi muốn vay vốn, HTX phải có tài sản thế chấp. Tuy nhiên, tài sản thực tế của các HTX hiện chủ yếu là của cá nhân. Nếu HTX tiếp cận được vốn vay thì số tiền được vay cũng không nhiều. Ông Lý Kim Thành-Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp và Xây dựng Lơ Ku (huyện Kbang) chia sẻ: “Chúng tôi gặp những khó khăn nhất định khi ngân hàng quy định chỉ được vay số vốn bằng vốn điều lệ của HTX. Một khó khăn nữa là về liên kết chuỗi, chúng tôi chỉ mới liên kết được với Nhà máy Đường An Khê trên 100 ha mía, còn bắp, mì thì chưa”.
Triển khai thí điểm mô hình Nông hội
Với mục tiêu vận động thành viên thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; giảm giá thành, tăng năng suất, tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời giúp nông dân trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tạo môi trường và điều kiện liên kết sản xuất, tiêu thụ; cao hơn nữa là xây dựng tinh thần hợp tác của người dân, xóa bỏ tư tưởng làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, kém hiệu quả... mô hình Nông hội đã được đưa ra thảo luận tại hội nghị.

Theo ông Hồ Phước Thành, Nông hội là thiết chế tự nguyện của cộng đồng dân cư, tự lập, tự chủ, hoạt động theo nguyên tắc “3 không” (không bộ máy, không kinh phí, không cơ sở vật chất), “3 tự” (tự nguyện, tự quản, tự quyết định) và “3 cùng” (cùng nghĩ, cùng làm, cùng hưởng). Nông hội đáp ứng nhu cầu của người dân về không gian để sinh hoạt, bàn chuyện làng, chuyện xóm, chuyện làm ăn, trao đổi kinh nghiệm, các kỹ thuật mới trong sản xuất, cập nhật thông tin về thị trường, tiêu thụ nông sản. Sẽ có đơn vị chức năng hỗ trợ tập huấn kỹ năng, chuyên môn, công nghệ thông tin, thông tin thị trường, đầu ra sản phẩm. Nông hội sẽ phát huy tính đoàn kết, tương trợ, vì cuộc sống cộng đồng, cùng nhau phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh trật tự địa phương.
Tiến sĩ Trần Minh Hải trao đổi với các đại biểu. Ảnh: Hà Duy
Tiến sĩ Trần Minh Hải trao đổi với các đại biểu. Ảnh: Hà Duy
Nói về mô hình này, TS. Trần Minh Hải-Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn kinh tế hợp tác (Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và PTNT II) nhận định: “Đây là mô hình rất hay, hiện đã có 26 địa phương trong cả nước triển khai. Nông hội là không gian mở, không liên quan đến các tổ chức chính trị khác, chỉ có chức năng kết nối những người nông dân. Tuy nhiên, chúng ta không nên làm ồ ạt mà cần thí điểm ở một vài địa phương, sau đó mới nhân rộng”.
Kết luận tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang chỉ đạo: “Để HTX kiểu mới ngày càng phát triển, đề nghị UBND các cấp phải vào cuộc để chỉ huy và điều hành; các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương... phải vào cuộc, triển khai tất cả các chính sách của Nhà nước ban hành liên quan đến HTX kiểu mới. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh nghiên cứu tháo gỡ để HTX có vốn sản xuất. Về vấn đề đất làm trụ sở, đề nghị UBND tỉnh, các địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu giải quyết”.
Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Từ nay đến cuối năm 2019, Gia Lai phải có HTX kiểu mới của tỉnh và huyện; Nông hội của tỉnh và huyện. Tỉnh chọn 1 HTX tại An Khê để phát triển thành HTX kiểu mới và thành lập 1 Nông hội tại Phú Thiện do tỉnh trực tiếp chỉ đạo hoạt động, sau đó nhân rộng ra các địa phương. Đến tháng 12-2019, tỉnh tổ chức rút kinh nghiệm 2 mô hình đã triển khai. Các HTX và Nông hội cũng phải tổ chức rút kinh nghiệm, tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi”. Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao cho Ban Dân vận Tỉnh ủy tham mưu, chủ trì vấn đề Nông hội; các huyện giao cho Trưởng ban Dân vận Huyện ủy chỉ đạo các hoạt động về phát triển mô hình Nông hội trên địa bàn mình... Đặc biệt, huyện Đak Pơ phải có 1 HTX nông nghiệp của người dân tộc thiểu số, thị xã Ayun Pa phải có 1 Nông hội trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Ông Nguyễn Văn Cư-Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam-Chi nhánh tỉnh: “Về phản ánh khó tiếp cận vốn vay của các HTX, chúng tôi rất chia sẻ. Nhưng thực tế đã có nhiều HTX dịch vụ vận tải vay được vốn nhưng hoạt động không hiệu quả, đổ vỡ, tới nay chưa thu hồi được nợ. Tuy nhiên, trong thời gian tới, sẽ có Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX của Liên minh HTX Việt Nam, từ nguồn này tỉnh sẽ hỗ trợ cho các HTX không có tài sản thế chấp, nhưng các HTX phải có phương án đầu ra. Chúng tôi sẽ cho vay đối với các dự án liên kết chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và HTX với số vốn lên tới 70-80% tổng số vốn của dự án đó. Các doanh nghiệp ký kết với HTX cũng sẽ được cho vay trực tiếp như vậy để thực hiện dự án”.
Tiến sĩ Trần Minh Hải-Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn kinh tế hợp tác, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và PTNT II: “Tôi cho rằng các HTX của Gia Lai nên huy động hội viên góp vốn theo từng dịch vụ. Chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ các HTX về dịch vụ mua chung, bán chung; cùng với đó là tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ đưa sản phẩm vào trưng bày tại các siêu thị lớn như Co.op Mart, BigC, Aeon...”.
Ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ: “Xây dựng nhãn hiệu, tiêu chuẩn, có chứng nhận chất lượng hàng hóa là con đường mà các HTX phải đi. Trong quá trình đó, chúng tôi sẽ trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ về nhãn mã hàng hóa trên thị trường, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu. Phấn đấu đến tháng 6-2020, Sở sẽ có phòng cấp chứng nhận VietGAP tại Gia Lai”.
 HÀ DUY

Có thể bạn quan tâm

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

(GLO)- Gần 3 năm qua, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 360 (xã Trang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã áp dụng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính. Bước đầu, mô hình đã mang lại lợi ích kép khi chanh dây đạt năng suất cao, cho thu hoạch quanh năm.

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

(GLO)- Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, những năm gần đây, ngành mía đường Gia Lai có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cộng đồng trách nhiệm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững.