Họp báo việc chuyển 91 ha rừng để xây dựng kênh thủy lợi Ia Mơr

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 23-11, tại trụ sở Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức Họp cung cấp thông tin về việc đề nghị cho phép chuyển đổi 91 ha rừng tự nhiên để xây dựng các tuyến kênh của công trình thủy lợi Ia Mơr. Ông Nguyễn Nhĩ-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, kiêm Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm lâm tỉnh chủ trì cuộc họp.

 Ông Nguyễn Nhĩ-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, kiêm Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm lâm tỉnh thông tin với báo chí. Ảnh: Lê Nam
Ông Nguyễn Nhĩ-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, kiêm Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm lâm tỉnh thông tin với báo chí. Ảnh: Lê Nam

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Nhĩ-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, kiêm Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm lâm tỉnh đã thông tin với báo chí một số vấn đề liên quan đến việc UBND tỉnh xin chuyển đổi 91 ha rừng tự nhiên nghèo để xây dựng kênh mương thủy lợi Ia Mơr. Trước đó, ngày 14-11-2017 có dư luận  “Xin phá rừng làm thủy lợi”, phản ánh việc UBND tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép chuyển đổi 91 ha rừng tự nhiên nghèo để xây dựng các tuyến kênh của công trình thủy lợi Ia Mơr nhưng không đăng tải đầy đủ thông tin, dễ gây hiểu nhầm trong dư luận.

Trước thực tế trên, UBND tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với UBND huyện Chư Prông, Ban Quản lý Đầu tư xây dựng thủy lợi 8, Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp đầy đủ thông tin về pháp lý có liên quan đến việc đề nghị cho phép chuyển đổi 91 ha rừng tự nhiên trên cho các cơ quan báo chí để có đầy đủ thông tin, tránh gây hiểu nhầm.

Theo đó, tại Công văn số 4078/UBND-NL của UBND tỉnh Gia Lai ngày 24-10-2017 gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc chuyển đổi rừng tự nhiên dự án công trình thủy lợi hồ chứa nước Ia Mơr giai đoạn 2 hoàn thành hệ thống kênh.

Dự án công trình thủy lợi Hồ chứa nước Ia Mơr (huyện Chư Prông) đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai tại Văn bản số 1125/TTg-NN ngày 11-8-2015, Văn bản số 1749/TTg-KTN ngày 22-9-2009 và Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt dự án tại Quyết định số 2954/QĐ-BNN-XD. Công trình có nhiệm vụ chính là tưới, cấp nước cho 14.347 ha đất canh tác và cấp nước sinh hoạt cho 50.000 người dân trong vùng dự án đồng thời kết hợp giảm lũ cho hạ lưu, phát điện, giao thông nông thôn, nuôi trồng thủy sản và du lịch.

Hiện nay, giai đoạn 1 đã hoàn thành Hợp phần Hồ chứa nước Plei Pai, đập dâng Ia Lốp và đã được bàn giao đưa vào khai thác sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư, cắt giảm lũ, tưới trực tiếp cho 1.847 ha đất nông nghiệp, bảo đảm cuộc sống cho bà con dân tộc thiểu số khu tái định cư. Hợp phần Cụm công trình đầu mối Ia Mơr và kênh chính, kênh bơm sẽ hoàn thành trong năm 2017. Sau khi hoàn thành công trình sẽ tạo kho nước 177,8 triệu m3, cắt giảm lũ cho khu vực công trình, phần kênh chính và kênh bơm sẽ đảm bảo tưới cho 620 ha thuộc khu tái định cư sau hồ chứa.

Giai đoạn 2 của dự án là hoàn thiện hệ thống kênh đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1063/QĐ-BNN-KH ngày 30-3-2017. Việc tiếp tục thực hiện dự án cần phải chuyển đổi một số diện tích rừng tự nhiên. Cụ thể, tổng diện tích rừng tự nhiên cần chuyển đổi là 91 ha. Diện tích rừng này là rừng tự nhiên nghèo thuộc quy hoạch đất rừng sản xuất tại các tiểu khu 989, 990, 991, 997, 1000, 1001, 1003, 1006, 1011, 1012 thuộc xã Ia Mơr (huyện Chư Prông). Để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, UBND tỉnh đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên trên để dự án sớm được phê duyệt và tổ chức xây dựng.

Việc đầu tư hệ thống kênh sẽ phát huy hiệu quả của toàn bộ dự án, cung cấp nước tưới cho 12.500 ha lúa, hoa màu và cây công nghiệp, đưa khu vực Ia Mơr và Ia Lốp từ vùng đất hoang hóa chủ yếu là cây rừng khộp thành vựa lúa, hoa màu trong khu vực, nâng cao thu nhập và mức sống cho nhân dân trong vùng. Trong điều kiện hiện nay Ia Mơr là xã nghèo của huyện Chư Prông, công trình này có ý nghĩa vô cùng quan trọng để ổn định đời sống dân cư, ngăn chặn du canh, góp phần ổn định chính trị vùng biên giới phía Tây của Tổ quốc, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động trong vùng dự án, hạn chế ảnh hưởng lũ lụt của mùa mưa, tăng lưu lượng dòng chảy trong mùa khô. Được biết, tổng thể dự án này đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua từ cách đây gần 20 năm

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

null