Hơn 500 nghệ nhân ở Pleiku biểu diễn cồng chiêng đường phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 22-12, trong khuôn khổ Tuần Văn hóa-Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022, hơn 500 nghệ nhân đến từ các xã, phường của TP. Pleiku đã tham gia biểu diễn cồng chiêng đường phố, thu hút sự quan tâm, thích thú theo dõi của đông đảo người dân và du khách.

Hơn 500 nghệ nhân đến từ các xã, phường của TP. Pleiku tham gia biểu diễn cồng chiêng đường phố. Ảnh: Đức Thụy
Hơn 500 nghệ nhân đến từ các xã, phường của TP. Pleiku tham gia biểu diễn cồng chiêng đường phố. Ảnh: Đức Thụy

Không khí rộn ràng, náo nức tràn ngập khắp các tuyến đường mà các hàng trăm nghệ nhân đi qua. Xuất phát từ Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku, các đội cồng chiêng nối đuôi nhau biểu diễn qua các tuyến đường Hai Bà Trưng-Trần Phú-Trần Hưng Đạo và Quảng trường Đại Đoàn Kết. Tiếng cồng chiêng âm vang, trầm bổng lan ra khắp không gian, điệu xoang nhịp nhàng, uyển chuyển nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cả ngàn người dân, du khách tình cờ ngang qua. 

Các đội cồng chiêng diễu hành quanh các tuyến đường chính của TP. Pleiku trong sự háo hức, quan tâm theo dõi của người dân phố núi. Ảnh: Đức Thụy
Các đội cồng chiêng diễu hành quanh các tuyến đường chính của TP. Pleiku trong sự háo hức, quan tâm theo dõi của người dân phố núi. Ảnh: Đức Thụy

Những năm gần đây, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng được TP. Pleiku đặc biệt quan tâm, thể hiện bằng nhiều hình thức, trong đó có biểu diễn đường phố. Bằng cách này, cồng chiêng không còn gói gọn trong những ngôi làng mà đến gần hơn với công chúng.

Các đội cồng chiêng biểu diễn trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên tại Quảng trường Đại Đoàn Kết. Ảnh: Phương Vi
Các đội cồng chiêng biểu diễn trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên tại Quảng trường Đại Đoàn Kết. Ảnh: Phương Vi

Ngoài cởi mở trong không gian biểu diễn, đây là cũng dịp để người dân biết nhiều hơn không chỉ về cồng chiêng mà cả trang phục, những nét văn hóa riêng có của cộng đồng người dân tộc thiểu số trên địa bàn. Qua đây, tình yêu đối với cồng chiêng cũng được lan tỏa sâu rộng, khẳng định sức sống bền bỉ vượt thời gian của kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Những nghệ nhân
Những nghệ nhân "nhí" say sưa biểu diễn trên đường phố. Ảnh: Đức Thụy
Các đội nghệ nhân còn kỳ công chuẩn bị đầy đủ
Các đội nghệ nhân còn kỳ công chuẩn bị đầy đủ "đạo cụ" như rối, mô hình nhà rông phục vụ cho màn biểu diễn trên đường phố. Ảnh: Đức Thụy
Nét đẹp cô gái Jrai. Ảnh: Đức Thụy
Nét đẹp cô gái Jrai. Ảnh: Đức Thụy
Các cô gái Jrai say sưa hòa điệu xoang. Ảnh: Đức Thụy
Các cô gái Jrai say sưa hòa điệu xoang. Ảnh: Đức Thụy

PHƯƠNG VI - ĐỨC THỤY

Có thể bạn quan tâm

Tác giả bên khối đá có nguồn gốc từ phế tích Chăm An Phú tại nhà thờ Phú Thọ. Ảnh: X.H

Phế tích Chăm ở An Phú: Bí ẩn vẫn còn nằm trong lòng đất

(GLO)- Phế tích Chăm ở xã An Phú (TP. Pleiku) được Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh khai quật khảo cổ học vào năm 2023 và năm 2024. Kết quả khai quật đã phác thảo diện mạo của một đền tháp Chăm cổ, nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chờ được khám phá.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Những ngày cuối năm

(GLO)- Vậy là đoàn tàu thời gian đã đến ga “tháng Chạp”. Có lẽ vì là ga cuối nên cuộc hành trình dường như chậm lại trong biết bao nỗi niềm bâng khuâng của lữ khách.

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.