Hơn 22 triệu học sinh cả nước bắt đầu năm học mới 2023-2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hôm nay, các trường học trên cả nước đều tưng bừng rực rỡ cờ hoa, học sinh nô nức trong ngày khai giảng. Một năm học mới, năm học 2023-2024 đã chính thức bắt đầu.
Học sinh đến trường trong ngày khai giảng. (Ảnh minh họa: PV/Vietnam+)

Học sinh đến trường trong ngày khai giảng. (Ảnh minh họa: PV/Vietnam+)

Sáng nay, 5/9, khắp mọi miền Tổ quốc, học sinh nô nức đến trường dự lễ khai giảng. Hơn 22 triệu học sinh trên cả nước đã chính thức bước vào năm học mới 2023-2024.

Đây là năm học thứ 4 ngành giáo dục thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ở bậc phổ thông và đại học. Chương trình, sách giáo khoa mới đã “phủ sóng” từ lớp 1 đến lớp 4 ở bậc tiểu học, từ lớp 6 đến lớp 8 ở bậc trung học cơ sở, lớp 10 và lớp 11 ở bậc trung học phổ thông. Là năm chuẩn bị cho việc triển khai chương trình mới ở lớp cuối cùng của cả ba cấp học, với nhiều yêu cầu đổi mới trong tuyển sinh đầu cấp, tuyển sinh đại học, đây là năm học đặc biệt quan trọng với ngành giáo dục.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết trong năm học này, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thí điểm thực hiện đổi mới chương trình giáo dục ở bậc mầm non. giáo dục thường xuyên cũng sẽ có nhiều đổi mới. “Năm học 2023-2024 là năm học hứa hẹn nhiều đổi mới,” Bộ trưởng cho hay.

Với nhiệm vụ, vai trò quan trọng và những kế hoạch đổi mới, toàn ngành giáo dục sẽ tập trung vào 12 nhiệm vụ trọng tâm để triển khai hiệu quả các mục tiêu năm học 2023-2024.

Trong số đó, nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu là hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục. Cụ thể, ngành tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành; rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trong đó lưu ý các vấn đề thực tiễn phát sinh cần điều chỉnh để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tạo cơ chế, chính sách thuận lợi cho phát triển giáo dục và đào tạo đồng thời tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục.

Với giáo dục phổ thông, ngành đặt nhiệm vụ thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Trong đó chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi; triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018; thực hiện chương trình xóa mù chữ, chương trình giáo dục thường xuyên cấp bảo đảm đảm chất lượng, hiệu quả, đẩy mạnh học tập thường xuyên, học suốt đời và xây dựng xã hội học tập.

Năm học này, ngành cũng sẽ ban hành phương án thi tốt nghiệp tốt nghiệp trung học phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án và chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai thực hiện phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025.

Về vấn đề giáo viên, ngành đặt nhiệm vụ nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Các nội dung cụ thể như rà soát nhân lực để bổ sung biên chế giáo viên, khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, nghiên cứu xây dựng chính sách thu hút, tạo nguồn tuyển dụng giáo viên và hỗ trợ, tạo điều kiện để giáo viên yên tâm công tác. Bên cạnh mục tiêu đảm bảo số lượng, ngành cũng đặt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ.

Để khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, ngành đặt nhiệm vụ thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, trong đó ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và bảo đảm thiết bị dạy học tối thiểu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chú trọng vấn đề tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức, quốc phòng an ninh; giáo dục thể chất cho học sinh và đảm bảo an toàn trường học.

Với giáo dục đại học, ngành đặt nhiệm vụ quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học. Cụ thể là xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đặt nhiệm vụ tăng cường công tác thanh kiểm tra, đẩy mạnh chuyển đổi số, hội nhập quốc tế, tăng cường công tác truyền thông giáo dục.

Có thể bạn quan tâm

Chị Siu H’Teo (ở giữa, làng Phung, xã Ia Phang) phấn khởi khi kinh tế của gia đình ngày càng ổn định. Ảnh: Q.T

Đào tạo nghề: “Chìa khóa” thoát nghèo bền vững ở Chư Pưh

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Chư Pưh đã triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Qua đó, người dân được định hướng, tiếp cận nghề nghiệp mới, góp phần cải thiện thu nhập và thoát nghèo bền vững.

'Siết' chỉ tiêu xét tuyển sớm: Các trường top dưới sẽ gặp khó?

'Siết' chỉ tiêu xét tuyển sớm: Các trường top dưới sẽ gặp khó?

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non với nhiều điểm mới. Theo dự thảo, chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm chuẩn của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT.

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

(GLO)- Ngày 3-12, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 281-KH/TU ngày 11-10-2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5-1-2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2025-2030.