Hội thi "Nhà nông đua tài" tỉnh Gia Lai lần thứ IV: Sân chơi hấp dẫn, bổ ích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Diễn ra từ ngày 19 đến 20-7, Hội thi “Nhà nông đua tài” tỉnh Gia Lai lần thứ IV-2022 là sân chơi bổ ích để các cán bộ, hội viên Hội Nông dân trong tỉnh giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh cũng như công tác Hội.
Hội thi “Nhà nông đua tài” là sự kiện được Hội Nông dân tỉnh tổ chức 5 năm/lần. Hội thi lần này thu hút hơn 170 thí sinh là các cán bộ, hội viên đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Các thí sinh tranh tài ở 4 phần thi gồm: Lời chào nhà nông, Kiến thức nhà nông, So tài nhà nông và Nghe nông dân nói. Theo đánh giá của Ban tổ chức, Hội thi lần thứ IV không chỉ quy tụ số lượng thí sinh đông đảo nhất từ trước đến nay mà chất lượng chuyên môn cũng được nâng cao rõ rệt. Hầu hết các đội đều có sự chuẩn bị chu đáo cho các phần thi, trước đó đã tổ chức hội thi ở các địa phương. 
Ở phần thi Lời chào nông dân, thông qua sự kết hợp giữa phần lời và hình ảnh, múa hát, thơ ca, hò vè, tiểu phẩm, hoạt cảnh… các đội tập trung giới thiệu đặc trưng về vùng đất, con người, kinh tế, văn hóa, hoạt động Hội cũng như phong trào nông dân của địa phương. Các đội bình tĩnh, tự tin, giới thiệu trôi chảy, truyền cảm. Ở phần thi Nghe nông dân nói, các đội đã thuyết trình về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chế biến, bảo quản, tiêu thụ, quảng bá nông sản... Cùng với đó là Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP), xây dựng tổ chức Hội vững mạnh cũng như các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong phần thi này, các đội đã có sự chuẩn bị chu đáo, trình bày lưu loát, truyền cảm với phong thái đĩnh đạc, có hình ảnh minh họa sinh động.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên (thứ 6 từ trái sang) trao giải nhất toàn đoàn cho Hội Nông dân huyện Phú Thiện. Ảnh: Văn Ngọc
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên (thứ 6 từ trái sang) trao giải nhất toàn đoàn cho Hội Nông dân huyện Phú Thiện. Ảnh: Văn Ngọc
Đặc biệt, nội dung thuyết trình dựa trên thực tiễn nên có tính ứng dụng cao trong thực tế. Đơn cử như mô hình sử dụng máy phun thuốc tự động được thí sinh Phạm Văn Bình (Hội Nông dân huyện Krông Pa) thuyết trình nhận được nhiều sự hoan nghênh của Ban giám khảo cũng như các đội thi. Đây là chiếc máy do chính nông dân này sáng tạo ra trong quá trình lao động. Máy sử dụng năng lượng mặt trời, đem lại hiệu quả kinh tế cao và được nhiều nông dân lựa chọn sử dụng. “Chiếc máy của tôi đạt giải ở Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh và được nhiều người đặt mua, sử dụng hiệu quả từ năm 2018. Tôi vẫn không ngừng tìm tòi, hiệu chỉnh để máy hoạt động hiệu quả, gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí”-anh Bình chia sẻ.
Mô hình ứng dụng máy bay không người lái để sạ lúa và phun thuốc của Hội Nông dân huyện Phú Thiện cũng được đánh giá cao tại hội thi. Mô hình này vừa được trình diễn và thí điểm ứng dụng tại thị trấn Phú Thiện, hứa hẹn mang lại hướng đi mới trong áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của bà con nông dân. Chị Đinh Thị Triệu (Hội Nông dân huyện Đak Pơ) bày tỏ: “Khi tham gia hội thi, tôi đã học hỏi rất nhiều mô hình hay có thể áp dụng ở địa phương mình, đặc biệt ở vùng dân tộc thiểu số”. 
Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao giải nhất toàn đoàn cho Hội Nông dân huyện Phú Thiện; 2 giải nhì cho Hội Nông dân thị xã An Khê và huyện Kbang; 3 giải ba cho Hội Nông dân thị xã Ayun Pa, Chư Păh và TP. Pleiku; giải nhất phần thi “Lời chào nhà nông” cho Hội Nông dân huyện Kbang; giải nhất phần thi “Nghe nông dân nói” cho Hội Nông dân huyện Phú Thiện; giải nhất phần thi “So tài nhà nông” cho Hội Nông dân thị xã An Khê.
Trong khi đó, ở phần thi So tài nhà nông, các đội thể hiện năng khiếu nghệ thuật, khả năng làm việc nhóm, sự đoàn kết, năng động, sáng tạo bằng các tiểu phẩm thông qua hình thức sân khấu hóa. Các đội đều có sự đầu tư công phu về nội dung, kịch bản, trang phục, đạo cụ, diễn xuất lôi cuốn. Các tiểu phẩm đã để lại nhiều ấn tượng, làm cho hội thi thêm sinh động khi nhấn mạnh vào những vấn đề “nóng” ở vùng nông thôn hiện nay như: vấn đề lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật; các tệ nạn bia rượu, cờ bạc; chăn nuôi gây mất vệ sinh môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm… Qua đó, các đội đã lồng ghép tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. 
Trao đổi với P.V, bà Phan Thị Kim Chi-Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Phó Trưởng ban tổ chức hội thi-đánh giá: “Các đội tham dự đều đã có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo, ôn tập kiến thức, xây dựng tiểu phẩm, trang phục, phụ họa… kỹ càng. Các thí sinh đã thực hiện tốt thể lệ, quy chế; khán giả thì cổ vũ nhiệt tình, sôi nổi, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho hội thi. Qua đó, hội thi để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng đại biểu, thí sinh và khán giả”. 
LÊ VĂN NGỌC
 
 

Có thể bạn quan tâm

Kỷ niệm với Chư Păh

Kỷ niệm với Chư Păh

(GLO)- Trước đây, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) được đặt tên là Khu 4. Khu 4 bao gồm cả vùng phía Bắc đường 19B, Đông giáp thị xã Pleiku và phía Tây đường 14, Bắc giáp tỉnh Kon Tum, Tây giáp nước bạn Campuchia.

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

(GLO)- Ngày 5-5, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 428/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 23 thủ tục hành chính (TTHC) được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Môi trường.

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng, đời sống người dân từng bước được nâng cao.

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

(GLO)- Ngày 29-4, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Công ty Thiên Phúc Farma, Công ty CPTM Natulife Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con thôn Plei Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-thôn kết nghĩa với Sở Y tế Gia Lai.

Đổi thay ở xã anh hùng

Đổi thay ở xã anh hùng Ia Phìn

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.