Hội thảo hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình Giáo dục phổ thông

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 15-2, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội thảo về tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Tham dự hội thảo có hơn 300 đại biểu là hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng, tổ phó, giáo viên tổng phụ trách Đội và giáo viên phụ trách bộ môn thuộc các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn.

Hiện nay, các trường học trên địa bàn TP. Pleiku đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm-hướng nghiệp theo quy định với 4 loại hình hoạt động chủ yếu là: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề và hoạt động câu lạc bộ. Trong đó, hoạt động câu lạc bộ là hoạt động tự chọn, với tổng thời lượng là 105 tiết/năm. Được biết, theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, hoạt động trải nghiệm-hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do các trường định hướng thiết kế và hướng dẫn nhằm phù hợp với điều kiện của từng trường, tạo cơ hội cho học sinh được tiếp cận thực tế, khai thác các kinh nghiệm đã có và huy động kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Bá Bính

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Bá Bính

Qua thời gian triển khai, các trường đã cơ bản đáp ứng được mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, đây là môn học mới nên các thầy-cô giáo, học sinh trong quá trình thực hiện vẫn còn có nhiều khó khăn, vướng mắc như: một số trường xây dựng kế hoạch chưa khoa học và chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn; cơ sở vật chất ở một số trường chưa đáp ứng nhu cầu, còn lúng túng trong việc tính số tiết, tính tăng giờ đối với môn học này; một số chủ đề môn học chưa phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số…

Qua hội thảo, các đại biểu đã làm rõ những vấn đề còn băn khoăn, vướng mắc, giúp các trường thực hiện hiệu quả hơn trong thời gian tới từng bước đáp ứng được mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Có thể bạn quan tâm

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.