Hồi kết cho gỗ bất hợp pháp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ ngày 1/6/2019, Hiệp định Đối tác Tự nguyện về Thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (viết tắt là VPA/FLEGT) sẽ chính thức có hiệu lực. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) bắt buộc phải có giấy phép chứng nhận xuất xứ hợp pháp.
 
Cơ quan chức năng kiểm đếm số lượng gỗ lậu tại Bình Phước. Ảnh: MH
Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), việc thực thi Hiệp định VPA/FLEGT được coi như dấu mốc quan trọng trong cam kết hợp tác giữa Việt Nam và EU để cùng giải quyết tình trạng khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp. Các cam kết của Hiệp định VPA/FLEGT phối hợp với quy định tại Luật Lâm nghiệp năm 2017, theo đó, nghiêm cấm việc nhập khẩu, xuất khẩu, khai thác, chế biến và thương mại gỗ bất hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế.
Để thực hiện Hiệp định, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật hài hòa hóa các cam kết của Hiệp định VPA/FLEGT, bao gồm việc xây dựng Nghị định quy định Hệ thống VNTLAS. Trong đó, bao gồm việc xác minh một cách hệ thống để đảm bảo các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu gỗ được khai thác và mua bán hợp pháp phù hợp với pháp luật của quốc gia khai thác.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị nhấn mạnh, điều này có nghĩa là gỗ khai thác bất hợp pháp và các doanh nghiệp mua bán gỗ khai thác bất hợp pháp sẽ không được tham gia chuỗi cung ứng theo quy định của Hệ thống VNTLAS. Dự kiến, Nghị định trên sẽ được trình Chính phủ ban hành vào cuối năm 2019.
Hiệp định được triển khai đầy đủ khi cơ chế cấp phép FLEGT của Hệ thống VNTLAS bắt đầu hoạt động. Khi đó, mỗi lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ đi kèm với giấy phép FLEGT để đáp ứng các yêu cầu của Quy chế gỗ của EU - một quy chế được xây dựng nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu gỗ bất hợp pháp vào thị trường EU.
Hiệp định VPA/FLEGT chính thức thực thi từ 1/6/2019, nhưng sẽ chưa tác động ngay đến kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam vào EU. Cho đến khi bắt đầu cấp phép FLEGT, gỗ và sản phẩm gỗ được nhập khẩu từ Việt Nam sẽ tiếp tục phải thực hiện trách nhiệm giải trình về truy xuất nguồn gốc theo quy định của Quy chế gỗ của EU. Mặt khác, EU sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho gỗ và sản phẩm gỗ có giấy phép FLEGT tại thị trường EU. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường từ việc quản lý rừng tốt hơn tại Việt Nam, cơ chế cấp phép FLEGT sẽ góp phần tăng uy tín ngành chế biến gỗ Việt Nam không chỉ tại thị trường EU mà còn tại các thị trường xuất khẩu có giá trị cao khác, trong bối cảnh nhu cầu về gỗ hợp pháp đang ngày càng tăng lên.
EU hiện là thị trường xuất khẩu gỗ lớn thứ 4 của Việt Nam và giá trị vẫn không ngừng tăng trưởng, chiếm tỷ trọng 13 - 17% tổng kim ngạch thương mại đồ gỗ trong những năm gần đây. Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sản phẩm gỗ sang 28 nước của EU, chủ yếu là sản phẩm gỗ ngoài trời. Tất cả những sản phẩm gỗ xuất sang EU được thực hiện kiểm soát chặt chẽ và không có gỗ tự nhiên. Hiệp định VPA/FLEGT là hành động mạnh mẽ để hai bên cùng "nói không" với gỗ lậu, chỉ sử dụng gỗ được phép khai thác hợp pháp, bảo vệ môi trường sinh thái, được thúc đẩy thực thi trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam và EU ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt là khi 2 bên đang chuẩn bị ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do EVFTA, bao gồm các quy định về quản lý rừng bền vững và thương mại lâm sản.
Động thái này cũng nhằm thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu. Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ năm 2019 sẽ đạt 11 tỷ USD và đến năm 2025 đạt 18 - 20 tỷ USD, phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ có thương hiệu uy tín trên thị trường quốc tế.
Từ tháng 10/2010, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã khởi động tiến trình đàm phán Hiệp định VPA/FLEGT. Qua hơn 6 năm, ngày 19/10/2018 tại Brusels, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu, cùng Đại diện cấp cao của Liên minh về Đối ngoại và Chính sách an ninh đã ký Hiệp định VPA/FLEGT.
Sau khi Nghị viện châu Âu chính thức bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định tháng 3/2019, ngày 23/4/2019, Chính phủ Việt Nam đã có Nghị quyết số 25/NQ-CP phê duyệt Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU. Theo đó, Hiệp định VPA/FLEGT sẽ có hiệu lực vào ngày 1/6/2019.
Khánh Ly (TN&MT)

Có thể bạn quan tâm

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

(GLO)- Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, những năm gần đây, ngành mía đường Gia Lai có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cộng đồng trách nhiệm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững.