Hội ĐT độc mộc trên sông Pô Cô:Thành công từ lần tổ chức đầu tiên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô lần thứ I-2019 đã khép lại sau một buổi thi đấu sôi nổi, hào hứng. Hội thi để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng vận động viên và hàng ngàn khán giả khắp nơi. 
Sôi nổi đua tài
Ông Lưu Văn Biên-Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thể thao huyện Ia Grai, Phó Trưởng ban tổ chức-cho biết: “Hội thi có sự tham gia của 12 đội với 24 vận động viên đến từ 3 xã: Ia Khai, Ia Krai, Ia O. Hai xã Ia O và Ia Khai có 5 đội tham gia; xã Ia Krai có 2 đội tham gia. Mỗi đội đua có 2 vận động viên; chiều dài chặng đua là 500 m. Các vận động viên thi đấu theo thể thức tính thời gian qua 3 lượt đua. Mỗi lượt thi đấu có 4 đội. Thứ hạng các đội được tính theo thời gian cán đích”.
Có mặt tại địa điểm diễn ra hội đua thuyền ở bãi bồi làng Dăng (xã Ia O), chúng tôi nhận thấy một không khí thi đấu sôi nổi, hào hứng và quyết liệt. Các vận động viên đủ mọi lứa tuổi đều thi đấu nhiệt tình với quyết tâm đạt giải cao. “Từ nhỏ, tôi đã biết chèo thuyền độc mộc rồi. Khi biết xã vận động tham gia giải, tôi đăng ký ngay. Từ ngày 24-4, huyện đã tập trung tất cả các vận động viên về đây tập luyện, hướng dẫn điều lệ giải nên đội tôi rất tự tin. Qua giải lần này, tôi cũng muốn quảng bá đến mọi người vẻ đẹp của con người, thiên nhiên Ia Grai-quê hương Anh hùng A Sanh”-vận động viên Rơ Châm Đih (trú làng Tung Chúc, xã Ia Khai) hào hứng nói.
Hàng ngàn du khách đổ về xem hội đua thuyền độc mộc. Ảnh: N.T
Hàng ngàn du khách đổ về xem hội đua thuyền độc mộc. Ảnh: N.T

Dự lễ khai mạc hội thi có các đồng chí: Hồ Văn Điềm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Lê Phan Lương-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Ayun HBút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Tiến Đông-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng nhiều lãnh đạo sở, ngành, địa phương.

Sáng 1-5, thời tiết ở nơi diễn ra đua thuyền có nắng và gió nhẹ, tạo điều kiện thuận lợi cho các vận động viên tranh tài. Hội đua thuyền trở nên sôi nổi hơn nhờ sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả. Quanh bãi bồi làng Dăng, người xem đứng chật kín. Tiếng hô hào cổ động của khán giả tạo thêm hứng khởi cho vận động viên. Nhiều xã đưa cả đội cồng chiêng đến trình diễn tạo không khí phấn khởi, vui nhộn. 
Sau tín hiệu khai cuộc của tổ trọng tài, các vận động viên quyết liệt tranh tài với quyết tâm giành thành tích cao. Ở cả 3 lượt, các đội đua đến từ xã Ia O đều khẳng định được sức mạnh khi liên tục giành các thứ hạng cao. Cụ thể, đội đua của 2 vận động viên Nguyễn Duy Tân và Đặng Văn Hà-giáo viên Trường THCS Chu Văn An giành giải nhất khi cán đích sớm sau 4 phút 51 giây. Tiếp đó, đội đua của 2 vận động viên Siu Thuật và Rơ Lan Hdem giành giải nhì; đội đua của 2 vận động viên Siu Thui và Puih Nhot cán đích thứ 4. Xã Ia Khai có 1 đội đua giành giải ba là đội của Rơ Lan Chik và Rơ Mah Bem. Hai đội đua của xã Ia Krai và 6 đội đua còn lại của 2 xã Ia O, Ia Khai cùng chia nhau giải khuyến khích.
Đánh giá về chất lượng chuyên môn của hội thi, ông Lê Ngọc Quý-Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban tổ chức-phấn khởi: “Tuy là lần đầu tiên tổ chức nhưng hội thi đã diễn ra thành công. Các vận động viên thi đấu nghiêm túc, quyết liệt trên từng chặng đua. Công tác an ninh được đảm bảo không để xảy ra sự cố ngoài ý muốn. Đây là tiền đề để huyện tiếp tục tổ chức hội đua thuyền độc mộc ở những năm tiếp theo”.
Ẩm thực hút khách
Gian hàng giới thiệu sản phẩm. Ảnh: N.T
Gian hàng giới thiệu sản phẩm. Ảnh: N.T
Trong khuôn khổ Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô huyện Ia Grai lần thứ I-2019, UBND huyện còn bố trí 16 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bày bán những sản phẩm độc đáo của Ia Grai nói riêng cũng như của một số địa phương lân cận. Trong số này có 13 gian hàng với các sản phẩm đặc trưng của huyện như trái cây, gà nướng, cơm lam, gạo, cá khô...; 2 hợp tác xã của TP. Pleiku giới thiệu các sản phẩm như cà phê, mật ong... Công ty TNHH một thành viên 715 (Binh đoàn 15) cũng có 1 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm như cà phê hạt, mủ cao su đã chế biến. Anh Thái Nguyễn Trung Thành-Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã Nông nghiệp, Thương mại và Dịch vụ Gia Lai-cho biết: “Chúng tôi mang đến hội thi lần này các sản phẩm như cà phê bột, mật ong và tinh bột nghệ với giá ưu đãi. Từ sáng đến giờ cũng có khá nhiều người mua. Hội thi lần này là hoạt động ý nghĩa giúp các đơn vị quảng bá sản phẩm”. Còn chị Ngô Thị Hương (trú làng Dăng, chủ gian hàng bán cá khô-một sản phẩm đặc trưng của xã Ia O) cũng chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi mang cá khô ra bán để giới thiệu cho mọi người cùng biết. Các loại cá này đều do chúng tôi đánh bắt từ sông Sê San về rồi chế biến”. Bên cạnh đó, tại một số nơi xung quanh bãi bồi làng Dăng, người dân nơi đây còn mang đến bày bán nhiều loại thực phẩm như: cơm lam, gà nướng, rượu cần, thịt heo nướng...
Anh Nguyễn Trần Minh-một du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh-bộc bạch: “Tôi biết đến hội đua thuyền qua báo chí, sẵn ngày nghỉ lễ nên tôi quyết định đến xem. Lần đầu xem đua thuyền độc mộc, tôi thấy rất ấn tượng. Phong cảnh ở huyện này cũng rất đẹp, không khí trong lành. Các gian hàng ẩm thực ở đây rất ngon, tôi thích nhất là cách nướng gà xa lửa của người Jrai nơi đây. Tuy nhiên, nếu Ban tổ chức bố trí thêm nhà vệ sinh và có giải pháp tránh kẹt xe thì ấn tượng về hội thi trong lòng du khách sẽ trọn vẹn hơn”. 
 NGUYỄN TÚ-QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.