Hoang sơ thác Tơ Cây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nằm giữa một thung lũng được bao bọc bởi rất nhiều tảng đá đồ sộ, hệ sinh thái nguyên sinh phong phú, thác Tơ Cây (làng Dơ Mó, xã Kông Htok, huyện Chư Sê, Gia Lai) toát lên vẻ hoang sơ, quyến rũ. Ngọn thác cách trung tâm huyện Chư Sê chừng 20 km về phía Đông này có thể coi là một điểm khám phá lý tưởng dành cho những người có sở thích du lịch mạo hiểm.
Vẻ đẹp hoang sơ của thác Tơ Cây. Ảnh: Huy Hoàng
Vẻ đẹp hoang sơ của thác Tơ Cây. Ảnh: Huy Hoàng
Bắt nguồn từ một dòng suối chảy giữa thung lũng được bao bọc bởi nhiều cây xanh và tầng đá tảng đồ sộ kéo dài theo hình cánh cung, thác Tơ Cây có độ cao trên 10 m, tựa vào những bộ rễ cổ thụ lâu năm đan xen nhau và ăn sâu xuống dưới lòng đất. Những bộ rễ này là chỗ dựa êm ái cho dòng thác đổ xuống, tung bọt trắng xóa. Nhìn từ xa, ngọn thác giống như một mái tóc dài óng ả, mượt mà. Vào mùa mưa, khi lượng nước thượng nguồn nhiều, thác Tơ Cây có dòng chảy mạnh, bề mặt rộng lớn nhìn rất đẹp. Còn vào mùa khô, dòng chảy yếu hơn nhưng thác vẫn giữ được vẻ đẹp tiềm ẩn, kỳ bí.
Đến với thác Tơ Cây, du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những tảng đá đồ sộ kết dính tạo nên tầng đá có chiều dài hơn 30 m uốn lượn theo hình cánh cung với nhiều phiến đá nhô ra làm thành một mái che rộng chừng 7 m. Chính chiếc mái che tự nhiên này giúp du khách khi đến tham quan thác nước không phải lo chuyện tránh nắng hay tìm chỗ trú mưa. 
Cùng với đó, du khách còn được trải nghiệm thêm vẻ đẹp huyền bí của một hang nhỏ nằm ngay bên cạnh thác nước. Hang này có miệng rộng chừng 20 m, độ cao xấp xỉ 2 m, chiều sâu khoảng 15 m. Khi vào đứng ở giữa hang, du khách sẽ có một cảm giác mát lạnh như đang ngồi trong một căn phòng có điều hòa nhiệt độ. Những ai có sở thích khám phá sự bí ẩn thì có thể đi sâu vào hang vì càng vào sâu bên trong sẽ càng tối dần. Vào sâu trong hang, du khách có thể dùng đèn pin để soi và cảm nhận được sự long lanh của những phiến đá với nhiều hình thù.
Ảnh: Huy Hoàng
Ảnh: Huy Hoàng
Nói về hang đá này, người dân địa phương cho biết, họ được nghe những người cao tuổi trong làng kể lại: Trước kia, ở cạnh thác Tơ Cây có một hang đá rất rộng. Qua thời gian, cùng với sự biến đổi của địa chất cũng như sự tác động của con người trong việc phá rừng làm rẫy nên dần dần hang đá bị sập một phần. Dân làng nơi đây rất tự hào khi được thiên nhiên ban tặng một cảnh đẹp tuyệt vời như thế. 
Một điều tuyệt vời hơn nữa là khi đến khám phá thác Tơ Cây, du khách không những được hòa mình vào một không gian yên bình cùng với tiếng nước chảy róc rách của dòng thác, tiếng chim hót líu lo trên những cành cây mà còn được tìm hiểu nét sinh hoạt đời thường của người đồng bào bản địa nơi đây. Du khách còn có thể đi câu cá trên dòng suối, đi hái măng rừng... rồi cùng nhau tụ họp dưới mái che phía sau thác nước để chế biến và thưởng thức những thực phẩm này. Đặc biệt nhất là du khách vừa ăn uống lại vừa được ngắm nhìn dòng thác chảy từ phía trong ra bên ngoài xuyên qua những bộ rễ cây thật đẹp. Đó chính là một điểm nhấn mà có lẽ chỉ riêng thác Tơ Cây có được.
Xung quanh khu vực thác Tơ Cây là hệ sinh thái nguyên sinh phong phú, xanh mát với nhiều loại cây rừng khác nhau, hoa cỏ dại trên những quả đồi tạo nên bức tranh thiên nhiên đẹp mắt, phù hợp làm phông nền cho những ai có sở thích chụp hình lưu niệm. 
Huy Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Hội LHPN xã Ia Mơ Nông tặng hội viên thùng rác để bỏ rác sinh hoạt, bảo vệ môi trường. Ảnh: G.H

Ia Mơ Nông chung tay bảo vệ môi trường nông thôn

(GLO)- Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và triển khai nhiều mô hình, cách làm hay, hiệu quả, góp phần làm cho cảnh quan môi trường nông thôn của xã ngày càng xanh-sạch-đẹp. 

Diện mạo nông thôn xã Chư Mố ngày càng khang trang. Ảnh: R.H

Chuyện về những ngôi làng bên sông Ba

(GLO)- Đến xã Chư Mố (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), chúng ta nhận thấy tên gọi 5 làng ở đây đều gắn liền với dòng sông Ba và những người lập làng đầu tiên. Đó là các làng: Plơi Apa Ama Đă, Plơi Apa Ama H’Lăk, Plơi Apa Ama Lim, Plơi Apa Ơi H’Trông và Plơi Apa Ơi H’Briu.

Hàng cây ngô đồng rực sắc trên đường về miền biên giới Ia Mơ. Ảnh: V.T.T

Về miền biên giới Ia Mơ

(GLO)- Khi ngồi viết những dòng chữ này, tôi vẫn còn vấn vương trước vẻ đẹp của hàng cây ngô đồng điểm tô sắc đỏ chấm phá trên nền trời xanh biếc dọc miền biên giới Ia Mơ.

Nhờ chăm chỉ làm lụng, gia đình anh Rơ Lan Hle (ở giữa) đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, bề thế. Ảnh: T.D

Sức sống mới ở làng Ó

(GLO)- Xa rồi những ngày khốn khó với nỗi lo thiếu đói lúc giáp hạt luôn ám ảnh trong tâm trí người dân làng Ó, xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Giờ đây, làng Ó đã khoác lên mình chiếc áo mới bởi màu tươi sáng của những ngôi nhà xây to đẹp và các khu vườn mướt xanh, trĩu quả.