Hoài niệm về giọt nước

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những năm 80 thế kỷ trước, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đa phần vẫn ăn nước giọt, tắm rửa, giặt giũ ngay trên giọt nước. Mỗi làng thường có 2 giọt nước riêng cho nam và nữ, là nơi có thế đất hợp thủy, nhiều mạch ngầm.
Làng Tây Nguyên thời trước thường được xây dựng trên những lưng đồi, khu đồi cao ráo, thoáng đãng, sạch sẽ, gọn gàng. Nhà nhà dựng san sát, quần tụ, dựa lưng vào nhau sinh sống. Các gia đình không có vườn nhà, không có chuồng trại trong làng, nghĩa là không có khái niệm kinh tế vườn thổ cư.
Làng Bắc Tây Nguyên có nhiều ngôi nhà sàn cao ngất nghểu. Vườn rau thường lập riêng ở rẫy trong rừng. Mỗi lần đi làm rẫy, bà con thường hái rau gùi về nhà luôn. Kho lúa cũng được để trong các chòi rừng. Dưới sàn nhà là nơi ở của đàn trâu, bò, heo, gà... Người ở bên trên, các con vật sinh sống ngay dưới sàn nhà. Nhà của người Tây Nguyên như vậy luôn dồi dào ánh sáng, phong quang, để tránh muỗi mòng bệnh tật, tránh rậm rạp thú dữ rình rập, tránh kẻ gian đột nhập.
Vì làng ở trên đất cao, nguồn nước ăn uống, tắm rửa trở nên rất thiết yếu trong đời sống cộng đồng và từng gia đình. Mỗi khi lập làng, già làng thường tìm những vị trí đạt yêu cầu về cư trú, đồng thời phải xem xét đến nguồn nước tự nhiên từ rừng rú ban cho. Giọt nước của người Tây Nguyên trở thành yếu tố sống còn, là linh hồn của làng. Các giọt nước luôn ở ngoài làng, cách cụm dân cư vài cây số, sát bìa rừng.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Chiều chiều, các chị, các mẹ mang gùi, địu con ra giọt nước tắm giặt, lấy nước. Tiếng cười nói rôm rả dưới ánh hoàng hôn. Trẻ con được mẹ dội nước tắm truồng, làm quen với nước, với gió hoang núi đồi. Cuối buổi tắm, những quả bầu đầy nước lại được gùi về nhà sàn chất quanh bếp lửa.
Giọt nước của làng được tạo nên từ những mạch nước từ trên rừng đồi nguyên sinh hoang sơ trong mát. Mạch nước ấy khi xuống thấp thì phát lộ trên mặt đất, người làng dùng những cái ống lồ ô dài dẫn về nơi có thế đất tạo thành bậc, cho dòng nước dội xuống. Thường thì giọt nước cao tầm ngực người lớn, chảy quanh năm, trong suốt, không gợn bẩn, không mùi lạ, uống vào mát tận tâm can.
Người Tây Nguyên rất trân quý những giọt nước như vậy. Họ uống luôn những ngụm nước từ các giọt nước ấy một cách ngon lành không cần đun nấu. Hàng năm, sau vụ thu lúa, người Tây Nguyên thường làm lễ cúng giọt nước. Lễ vật có thể chỉ đơn giản con gà, ghè rượu nhưng đó là một nghi thức linh thiêng. Người làng cầu xin Yàng cho nhiều nước trong lành, cho mọi người được bình an, khỏe mạnh...
Thói quen dùng nước giọt hình thành từ nhiều đời xa xưa, thấm vào máu thịt. Người Tây Nguyên dùng nước giọt tự nhiên không cần bất kỳ loại trà nào khác. Đó cũng là tâm thức, là văn hóa, là niềm tin được trao truyền, hình thành qua nhiều thế hệ.
Ngày nay, các chương trình nước dung hòa, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Nơi có điều kiện, bà con kéo các nguồn nước từ trên rừng sâu về làng bằng các ống nhựa PE. Ở các làng, được xây các bể lớn có lắp van đồng vòi sắt, mô phỏng những giọt nước khi xưa. Những bể nước công cộng này xem ra được đồng bào Tây Nguyên hào hứng hưởng ứng. Mỗi khi chiều về, thay vì mang gùi ra giọt nước bìa làng, trai gái lại tập trung ở bể nước sạch ngay giữa làng tắm giặt, lấy nước.
Có lẽ, đó là sự hài hòa về văn hóa giọt nước. Nó đảm bảo sạch sẽ, hợp vệ sinh, tiện lợi và hợp thói quen truyền thống của người dân xứ rừng núi Tây Nguyên.
PHẠM ĐỨC LONG

Có thể bạn quan tâm

Lãnh đạo Báo Gia Lai thăm, chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo Báo Gia Lai thăm, chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

(GLO)- Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), sáng 20-11, đồng chí Lương Văn Danh- Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai đã đến thăm, chúc mừng tập thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Chính trị tỉnh.

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.