Hiệu trưởng nói gì về việc nhà trường tháo 5 tivi trả phụ huynh?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lãnh đạo Trường THPT số 3 Phù Cát (Bình Định) khẳng định do Ban đại diện cha mẹ học sinh thấy trường khác có tivi phục vụ giảng dạy nên tự vận động mua tivi cho nhà trường.

Sáng 6-10, ông Nguyễn Văn Phương, Hiệu trưởng Trường THPT số 3 Phù Cát (huyện Phù Cát), xác nhận nhà trường vừa tiến hành tháo 5 tivi đã gắn tại các lớp 10 trong trường để trả lại cho Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Trường THPT số 3 Phù Cát, nơi xảy ra sự việc
Trường THPT số 3 Phù Cát, nơi xảy ra sự việc

Theo ông Phương, giữa tháng 9 vừa qua, Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp trong trường thấy nhiều trường khác ở địa phương có tivi phục vụ giảng dạy nên đã tự đứng ra vận động tiền mua rồi lắp đặt 5 bộ tivi tại các lớp 10 trong nhà trường. Sau đó, một phụ huynh lên mạng xã hội Facebook phản ánh, cho rằng mỗi học sinh phải nộp 200.000 đồng từ đợt vận động trên để mua tivi cho nhà trường, gây ra hiểu nhầm.

"Thực tế việc vận động mua tivi là do Ban đại diện cha mẹ học sinh tự thực hiện, không phải nhà trường. Tuy nhiên, sau khi có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo, nhà trường đã làm việc với hội phụ huynh để giải thích và thống nhất trước mắt tháo các tivi ra trả lại. Sau này, phụ huynh muốn tự nguyện lắp đặt lại thì phải làm đúng nguyên tắc, ký cam kết cụ thể" - ông Phương cho hay.

Trong khi đó, theo lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định, việc vận động quyên góp là do Ban đại diện cha mẹ học sinh tự ý thực hiện, không phải do trường kêu gọi. Theo nguyên tắc, Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ được vận động các nhà tài trợ, không được phép vận động quyên góp từ hội phụ huynh.

Trường THPT số 3 Phù Cát tháo dỡ 5 ti vi vận động từ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ảnh: HỒ ĐIỂM
Trường THPT số 3 Phù Cát tháo dỡ 5 ti vi vận động từ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ảnh: HỒ ĐIỂM

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, đầu năm học vừa qua, nhiều phụ huynh phản ánh về việc Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường THPT số 3 Phù Cát vận động thu tiền mua tivi dạy học các lớp 10 và Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Quang (huyện Phù Cát) vận động thu tiền để xây dựng nhà để xe học sinh.

Trong đó, Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường THPT số 3 Phù Cát đã vận động thu tiền mua tivi với giá hơn 50 triệu đồng và Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Quang vận động thu được hơn 70 triệu đồng từ phụ huynh.

Ngay sau đó, Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định đã mời hiệu trưởng 2 trường này họp và chấn chỉnh, yêu cầu khắc phục theo nội dung phản ánh. Kết quả, Trường THPT số 3 Phù Cát đã tháo 5 ti vi đã gắn trong lớp học để hoàn trả cho Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp 10. Riêng Trường THPT Nguyễn Hữu Quang yêu cầu Ban đại diện cha mẹ học sinh ngưng vận động quyên góp và hoàn trả tiền cho các cha mẹ học sinh đã tham gia đóng góp ủng hộ xây dựng nhà để xe học sinh.

Theo Đức Anh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Dạy thêm trái quy định bị xử lý thế nào?

Dạy thêm trái quy định bị xử lý thế nào?

Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính pháp (Hà Nội) cho rằng, khi đã có quy định về các trường hợp “cấm” dạy thêm học thêm, nếu giáo viên vi phạm sẽ phải chịu hình thức kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi việc.

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương được xét tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương được xét tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

(GLO)- Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh vừa công bố thông tin sẽ dành 15% chỉ tiêu để xét tuyển thẳng năm 2025, trong đó ưu tiên tuyển học sinh thuộc 149 trường THPT trên cả nước bằng điểm học bạ. Tỉnh Gia Lai có Trường THPT chuyên Hùng Vương nằm trong danh sách ưu tiên này.

Giáo viên 'nháo nhào' đăng ký dạy thêm

Giáo viên 'nháo nhào' đăng ký dạy thêm

Hôm nay (14/2), Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực. Trước giờ “G”, do chưa thể đăng ký kinh doanh cũng như chưa tìm được trung tâm “bảo trợ”, nhiều giáo viên đã tạm ngưng dạy hoặc dạy online để tìm cách thích ứng.

Làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

Làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

(GLO)- Khoảng thời gian đầu năm là lúc các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đồng loạt đưa ra phương thức xét tuyển đầu vào đối với học sinh tốt nghiệp THPT. Các em học sinh lớp 12 sẽ đưa ra lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Điều quan tâm lúc này là làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

(GLO)- Hành trình dạy tiếng Anh cho trẻ em yếu thế của nam sinh Nguyễn Viết Minh-Lớp 8.1, Trường THCS Lý Tự Trọng (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) thời gian qua đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng. Bằng việc làm này, em đã biến tình yêu Anh ngữ của mình trở nên thiết thực, đầy ý nghĩa.