Hệ thống thông tin dịch vụ công 1022: Góp phần nâng cao chất lượng cải cách hành chính

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Lời Tòa soạn: Sau hơn 1 tháng hoạt động thí điểm, Hệ thống thông tin dịch vụ công 1022 tỉnh Gia Lai không chỉ là kênh thông tin giải đáp những thắc mắc của người dân liên quan đến các thủ tục hành chính mà còn được xem là nơi để người dân phản ánh những bất cập trên tất cả các lĩnh vực. Phóng viên Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn bà Lê Thị Thu Hương-Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông xung quanh vấn đề này.

* P.V:   Bà có thể khái quát về Hệ thống thông tin dịch vụ công 1022 của tỉnh cũng như nguyên tắc tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị?  
 

 Bà Lê Thị Thu Hương. Ảnh: Trần Dung
Bà Lê Thị Thu Hương. Ảnh: Trần Dung

- Bà LÊ THỊ THU HƯƠNG: Hệ thống thông tin 1022 của tỉnh được triển khai thí điểm từ ngày 17-5, hoạt động từ 7 giờ đến 23 giờ các ngày từ thứ hai đến thứ sáu. Các kênh tương tác qua Hệ thống hiện nay gồm: tổng đài điện thoại với đầu số (0269) 1022; ứng dụng công nghệ thông tin qua môi trường mạng internet như trang thông tin điện tử: https://1022.gialai.gov.vn; hộp thư điện tử 1022@gialai.gov.vn; Zalo (official account) 1022 Gia Lai; Fanpage Facebook 1022 Gia Lai; App1022 Gia Lai.

Trong thời gian thí điểm, Hệ thống tiếp nhận, xử lý và trả lời thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân liên quan đến các nội dung như: quá trình giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã); cách thức nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết, thành phần hồ sơ, cơ quan xử lý, thời hạn giải quyết, mức phí, lệ phí, các lưu ý liên quan; hỗ trợ thực hiện dịch vụ công trực tuyến; các hành vi chậm trễ, sách nhiễu, gây phiền hà, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức… Cùng với đó là các vấn đề về kinh tế-xã hội, dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích; phản ánh về các tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác khắc phục sự cố hạ tầng kỹ thuật thuộc các lĩnh vực: giao thông, cấp nước, thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, điện lực, viễn thông. Hệ thống cũng tiếp nhận xử lý và trả lời những thông tin liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; chất lượng vật tư nông nghiệp; vi phạm về xây dựng, đất đai…; chủ trương, chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh về các khu công nghiệp, thông tin du lịch, các sự kiện đặc biệt của tỉnh.

Khi nhận được thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân, nhân viên trực hệ thống sẽ ghi lưu nội dung phản ánh, kiến nghị và các thông tin liên quan trên Hệ thống. Đồng thời, xem xét, đánh giá sự phù hợp của nội dung phản ánh, kiến nghị đáp ứng đúng yêu cầu quy định. Đối với nội dung phản ánh, kiến nghị chưa rõ thẩm quyền, phạm vi quản lý hoặc cần sự phối hợp của nhiều hơn 1 đơn vị, địa phương thì nhân viên trực Hệ thống có trách nhiệm chuyển đến Văn phòng UBND tỉnh để xác định, phân công xử lý, cho ý kiến.

* P.V:   Sau hơn 1 tháng hoạt động thí điểm, Hệ thống đã có những kết quả như thế nào, thưa bà?  

- Bà LÊ THỊ THU HƯƠNG: Qua hơn 1 tháng triển khai, Hệ thống đã tiếp nhận 117 kiến nghị của người dân, trong đó 96% phản ánh, kiến nghị liên quan đến việc giải quyết các TTHC, còn lại liên quan đến vấn đề môi trường, hạ tầng giao thông, điện, đường… Lĩnh vực đất đai là một trong những TTHC được nhiều người dân thắc mắc và điện thoại đến Hệ thống để được tư vấn, giải đáp. Đến nay, qua khảo sát và nắm thông tin thì mức độ hài lòng của người dân tương đối cao, có khoảng 112 đánh giá hài lòng của người dân (chiếm 93%).

Không chỉ nâng cao chất lượng phục vụ cũng như sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với các dịch vụ hành chính công trên địa bàn tỉnh, Hệ thống còn tăng cường sự giám sát của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đảm bảo việc giải quyết các phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân được kịp thời, công khai, minh bạch.

 Việc triển khai thí điểm Hệ thống Thông tin dịch vụ công 1022 tỉnh Gia Lai được bắt đầu từ ngày 17-5-2021. Ảnh: Hà Duy
Việc triển khai thí điểm Hệ thống Thông tin dịch vụ công 1022 tỉnh Gia Lai được bắt đầu từ ngày 17-5-2021. Ảnh: Hà Duy


* P.V:Việc triển khai thí điểm Hệ thống thông tin 1022 đến các tổ chức, cá nhân, Sở Thông tin và Truyền thông cùng các đơn vị, địa phương đã có sự phối hợp thực hiện như thế nào, thưa bà?

- Bà LÊ THỊ THU HƯƠNG: Để tăng cường tuyên truyền việc triển khai thí điểm Hệ thống thông tin 1022 đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ động xây dựng các nội dung tuyên truyền về chủ trương, lợi ích việc triển khai thí điểm Hệ thống; xây dựng chuyên mục “Hệ thống Thông tin dịch vụ công 1022 tỉnh Gia Lai”; đăng tải banner “Hệ thống Thông tin dịch vụ công 1022 tỉnh Gia Lai” trên website của Sở tại địa chỉ: https://stttt.gialai.gov.vn.

Các sở, ban, ngành, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Bưu điện tỉnh đã chỉ đạo cán bộ, công chức, nhân viên bưu điện thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã phổ biến đến các tổ chức, cá nhân nội dung tuyên truyền; tạo link liên kết đến chuyên mục và đăng tải banner nêu trên lên trang website của đơn vị, địa phương mình.

Riêng các địa phương, ngoài triển khai nội dung nêu trên, còn chỉ đạo phòng văn hóa-thông tin phối hợp, hướng dẫn trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao; UBND các xã, phường, thị trấn sử dụng hệ thống phát thanh để tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan đến việc triển khai thí điểm Hệ thống thông tin 1022 của tỉnh với tần suất 2 lần/tuần.

* P.V: Xin cảm ơn bà!

 

 TRẦN DUNG (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

(GLO)- Từ sáng sớm ngày 2-11, nhiều du khách gần xa đã có mặt tại làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai) để đón xem Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh năm 2024. Không khí "trẩy hội" nơi biên giới vô cùng rộn ràng, náo nhiệt. Dưới đây là một số hình ảnh P.V Báo Gia Lai ghi nhận được.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

(GLO)- Nhờ triển khai thực hiện nghiêm nghị quyết của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, thời gian qua, Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) đã đạt được những thành tích nổi bật và khẳng định năng lực lãnh đạo toàn diện trên các mặt công tác.

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

(GLO)- Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã tập trung nguồn lực hỗ trợ sinh kế, nhà ở và tạo việc làm cho người nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với an sinh xã hội.

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Nhằm triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh đã thành lập các tổ cộng đồng theo dõi, giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo.

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

(GLO)- Chòm râu dài, ánh mắt sáng, dáng người khỏe khoắn, nhanh nhẹn là ấn tượng của chúng tôi khi gặp già làng Rơ Lan Vọng, người được xem là “điểm tựa” của làng Ngo Le (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).