Hạt gạo ơn thầy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Cứ vào ngày cuối con trăng, nghe tiếng chày giã gạo trong buôn vang lên là mình lập tức tỉnh dậy. Cái việc làm quen đã hơn chục năm nay khiến con mắt cứ đến cữ đó không sao nhắm lại được nữa...” . “Cái việc quen” mà già Y Bliu ở xã Lơ Pang (huyện Mang Yang) kể với tôi-cách nay cũng đã ngót 30 năm-là thế này: Đến nhà các ông trưởng thôn, tổ trưởng tổ đoàn kết kiểm tra xem bà con đã giã đủ gạo nuôi các thầy cô trong tháng này chưa.
Đó là những năm đang chế độ bao cấp. Cán bộ, công nhân viên hành chính sự nghiệp được tiêu chuẩn 13 kg gạo mỗi tháng. Tiếng là 13 kg gạo nhưng chưa bao giờ được mua nguyên gạo; có lúc phải “độn” khoai mì, bo bo lên tới 50%. Hạt gạo những năm tháng ấy quả thật là “hạt ngọc trời”. Thế nhưng tất cả các thầy-cô giáo dạy học ở Lơ Pang đều được dân nuôi.
 Học sinh vui chơi ở điểm trường làng Pờ Yầu (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang). Ảnh: Minh Triều
Học sinh vui chơi ở điểm trường làng Pờ Yầu (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang). Ảnh: Minh Triều
Khi những bông lúa cuối cùng trên rẫy đã được suốt cất vào kho, lễ cúng cơm mới hoàn tất cũng là lúc nhà nhà thực hiện ngay việc góp gạo nuôi thầy. Quy định cứ mỗi lao động góp 15-20 kg lúa. Nếu ai không góp lúa thì có thể thay bằng tiền. Định mức chung là thế nhưng nếu gia đình nào mất mùa thì cho 2 lao động góp một. Thóc lúa góp lại được đóng vào kho của các làng và xã. Kho thóc làng giao trưởng thôn, tổ đoàn kết quản lý; còn kho thóc xã sẽ do một cán bộ được UBND xã cử ra làm nhiệm vụ này. Hàng tháng, những người quản lý kho sẽ xuất thóc, giao cho các hộ luân phiên xay giã rồi mang đến cho các thầy cô. Cứ thầy cô dạy ở làng thì làng nuôi; dạy ở trường trung tâm xã thì xã nuôi… “Không phải mới đây đâu. Xã mình có 8 làng, làng nào cũng góp gạo nuôi thầy cô từ hồi giải phóng. Dù có năm mất mùa, dù có ngày giáp hạt thì hạt gạo nuôi thầy cô cũng chưa khi nào đứt. Nhớ thời Pháp, cả vùng Đông sông Ayun này chỉ có được 2 người nhờ lên tận Kon Tum học mà biết chữ. Sang thời Mỹ-ngụy thì chẳng có trường nào. Bây giờ nhờ cách mạng mà có thầy cô. Lũ con nít đứa nào cũng vừa cứng cái chân đã được thầy cô dỗ đi học. Bụng thương thầy cô vất vả, dân làng chỉ biết bỏ hạt gạo vào thôi”-già Bliu xúc động nói.
Quả là những cử chỉ đáp nghĩa thầy thật cảm động mà bấy giờ tôi chưa thấy ở đâu. Anh Blứk-một cán bộ xã Lơ Pang-cho hay, người khởi xướng việc làm đạo nghĩa này chính là già Bliu. Từ một thanh niên mù chữ, tham gia cách mạng rồi trở thành Bí thư Đảng ủy xã, hơn ai hết, ông là người thấm thía giá trị của “cái chữ cách mạng cho”. Thế nên khi đề xuất phong trào góp gạo nuôi thầy cô với xã, ông bảo: “Đây chỉ là chút lòng của bà con mình thôi. Việc đóng góp vì thế phải đi vào nếp, rõ ràng, phân minh. Để thầy cô áy náy trong bụng là không có được…”. Người không có con đi học thắc mắc thì ông bảo: “Giờ không có con đi học thì sau này có cháu. Mà không có nữa thì cũng con cháu trong làng cả. Chúng nó học được chữ, sau này cũng phục vụ chung thôi. Như Nhà nước làm con đường qua đất này, người học cái chữ để làm được nó là ai? Có phải con cháu làng này đâu! Không nên nghĩ hẹp trong bụng như thế”. Vậy là ai cũng xuôi.
Từ “hạt gạo ơn thầy” của Lơ Pang, phong trào đã lan rộng tới các xã khác của vùng Đông sông Ayun là Kon Chiêng, Kon Thụp, Đê Ar và Đak Trôi gồm 41 làng với khoảng 40.000 dân. Bấy giờ tất cả các xã này đều thuộc vùng III, đời sống của bà con dân tộc thiểu số rất khó khăn vì chỉ biết mỗi cây lúa rẫy, thế nhưng cái nghĩa với các thầy-cô giáo thì đâu sánh được. Điều đó sau này tôi được nghe các thầy-cô giáo kể thêm, ví dụ như dù có khó khăn thì ngày khai giảng các trường cũng có con heo; ngày 20-11 cũng có quà cho các thầy cô là… mấy con gà. Có làng, khi giáo viên chuyển trường bà con còn tổ chức liên hoan chia tay. Đặc biệt, tại làng Pờ Yầu (xã Lơ Pang) có một câu chuyện xúc động mà tôi còn nhớ mãi: Dù cũng đã góp gạo nuôi 2 cô giáo như các làng rồi nhưng sợ gạo rẫy không ngon, bà con đã bắt thanh niên vượt ngọn Đẹ Đọ ra thị trấn đổi lấy gạo ruộng mang về cho các cô.
Phong trào “Hạt gạo ơn thầy” hình như kéo dài đến những năm 2004 thì chấm dứt khi mà cuộc sống đã khá hơn, hạt gạo không còn là mối bận tâm của các thầy-cô giáo và bao nhiêu người nữa… Đã rất lâu rồi tôi chưa có dịp trở lại Lơ Pang. Già Y Bliu nghe nói đã mất. Nhớ về chuyện cũ, không hiểu sao trong tôi lại hiện lên hình ảnh người mẹ xưa đầu đội gạo, tay dắt con đến nhà các ông đồ “xin chữ”. Vẻ đẹp đó đâu ngờ lại tái sinh trên một vùng đất nắng nôi, nghèo khó vào cái thời mà hàng bao nhiêu người còn “dĩ thực vi thiên”…
 NGỌC TẤN

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng, đời sống người dân từng bước được nâng cao.

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

(GLO)- Sau hơn 15 năm thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Chư Sê, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết, chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

(GLO)- Ngày 29-4, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Công ty Thiên Phúc Farma, Công ty CPTM Natulife Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con thôn Plei Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-thôn kết nghĩa với Sở Y tế Gia Lai.

Đổi thay ở xã anh hùng

Đổi thay ở xã anh hùng Ia Phìn

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

(GLO)- Chiều 28-4, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Gia Lai do Phó Giám đốc Ksor Hiền-Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho em Nêu (SN 2018, làng Kol, xã Trang, huyện Đak Đoa) mồ côi cả cha và mẹ.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.