Hạnh phúc ngày hoàn lương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước, nhiều phạm nhân ở Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) có điều kiện hoàn lương với khát khao làm lại cuộc đời. 
Thượng tá Đào Ngọc Sỹ-Phó Giám thị Trại giam Gia Trung-cho biết: “Sau khi có quyết định của Chủ tịch nước về công tác đặc xá dịp Tết Nguyên đán 2021, Trại giam Gia Trung đã khẩn trương quán triệt, phổ biến các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định đến toàn thể phạm nhân đang thụ án được biết một cách công khai, minh bạch, không để sót người đủ điều kiện cũng như lọt người không đủ tiêu chuẩn. Dịp này, Trại có 27 phạm nhân được tha tù trước thời hạn và 676 phạm nhân được giảm án”.
Khi hay tin mình được giảm án hết thời hạn trở về gia đình trước Tết Nguyên đán 2021, phạm nhân Nguyễn Văn Yên (SN 1976, trú tại tỉnh Thanh Hóa) vui mừng khôn xiết. Cảm giác bồi hồi khôn tả khiến anh không tài nào chợp mắt được.
Đã hơn 20 năm, anh bị cách ly khỏi xã hội vì tội lỗi của mình. Ngày Yên vào trại chỉ là một thanh niên bất cần với mái tóc đen óng. Hiện tại, ở tuổi 45, trải qua tháng ngày sau song sắt, anh đã là người đàn ông luống tuổi tóc lấm tấm bạc. Rốt cuộc cũng đến lúc, anh có lại quyền công dân của mình sau bao cố gắng, kiên trì. 
 Phạm nhân Nguyễn Văn Yên ngày trở về cùng gia đình
Phạm nhân Nguyễn Văn Yên tạm biệt cán bộ Trại giam Gia Trung trước khi trở về với gia đình. Ảnh: Hà Phương
26 tuổi, khi vừa cưới vợ và có một bé gái 6 tháng tuổi, anh Yên tạm biệt tổ ấm nhỏ để vào Tây Nguyên lập nghiệp. Thế nhưng trong một phút bốc đồng của tuổi trẻ, Yên đã gây ra vụ cướp táo tợn để rồi bị Tòa án nhân dân tỉnh tuyên phạt mức án chung thân vì hành vi phạm tội của mình.
“Lúc ấy, vợ trẻ, con thơ mà nghe mức án chung thân tôi đã chán nản vô cùng. Tôi vừa ân hận, vừa nuối tiếc vì đánh mất cả cuộc đời vào vòng lao lý. Được cha mẹ cùng vợ động viên, tôi cố gắng vượt qua để có ngày trở về. Các giám thị nói rằng nếu rèn luyện tốt, tôi có thể sẽ được giảm từ chung thân xuống án có thời hạn. Từ đó tôi quyết tâm để có ngày hôm nay”-anh Yên tâm sự.
Hơn 20 năm trôi qua, người vợ của anh Yên vẫn chờ ngày chồng trở về. Cô con gái bé bỏng ngày nào giờ đã là sinh viên đại học. Anh Yên trải lòng: “20 năm rồi tôi phải đón Tết trong tù. Năm nay có lẽ là cái Tết vui nhất. Tôi chỉ muốn thật nhanh chóng về nhà nói lời xin lỗi với tất cả mọi người. Nhiều năm qua, tôi đã khiến họ thiệt thòi quá nhiều. Hơn nửa đời người ở trong tù, tôi đã nghiền ngẫm, suy nghĩ rất nhiều nên sẽ không bao giờ để mình vấp ngã thêm một lần nào nữa. Giờ là lúc tôi bù đắp cho cha mẹ, vợ con”. 
Cũng được giảm án đến hết thời hạn trong dịp này có Rơ Lan Cứu (SN 2002, trú tại xã Ia Me, huyện Chư Prông). Năm 16 tuổi, Cứu đã gây ra vụ cướp tài sản rồi bị kết án 2 năm 6 tháng tù. Ngày ra tòa, Cứu đã khóc òa vì thấy cảnh cha mẹ già gầy guộc đến tham dự để được gặp đứa con dại dột. Cha mẹ Cứu năm nay đã ngoài 70 tuổi và sinh được 6 người con, Cứu là con út trong gia đình. Những tưởng sau khi nghỉ học, Cứu sẽ phụ giúp cha mẹ công việc nương rẫy thì cậu phải trả giá cho tuổi trẻ nông nổi.
Niềm vui của phạm nhân được tha tù trước thời hạn trở về cùng với gia đình. Ảnh: Hà Phương
Niềm vui của phạm nhân được tha tù trước thời hạn trở về cùng với gia đình. Ảnh: Hà Phương
“Năm đó, em không suy nghĩ được nhiều chỉ muốn có tiền tiêu xài, chơi bời với bạn bè nên đã đi cướp tài sản của người khác. Vào tù rồi, em ân hận vô cùng. Hàng ngày, cán bộ ở trại giam nhắc nhở, động viên. Em hứa sẽ cải tạo tốt để trở về và không làm cha mẹ phải buồn về mình nữa”-Cứu tâm sự.
Nếu phạm nhân được đặc xá vui một thì có lẽ cán bộ, chiến sĩ của Trại giam Gia Trung còn vui hơn gấp nhiều lần, bởi họ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục để đưa những con người lầm lỗi cập bến hoàn lương. Khi trao quyết định tha tù trước thời hạn cho các phạm nhân, Thượng tá Đào Ngọc Sỹ không quên nhắc nhở họ phải biết làm lại cuộc đời, sống có ích khi ra tù trở về với gia đình, hòa nhập cộng đồng.     
Thượng tá Đào Ngọc Sỹ nói: “Chúng tôi luôn làm tốt công tác giáo dục, cảm hóa phạm nhân. Nhiều phạm nhân đã nỗ lực cải tạo tốt trong quá trình thụ án nên được tha tù trước thời hạn. Đó cũng là niềm vui chung của cán bộ, chiến sĩ trong trại. Điều chúng tôi vui hơn cả chính là nhìn thấy mỗi phạm nhân sau khi tái hòa nhập cộng đồng đã trở thành công dân tốt”.
HÀ PHƯƠNG-VĂN NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.