Hàng trăm tấn dưa hấu chờ "giải cứu"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nông dân trồng dưa hấu ở huyện Ninh Sơn và Bác Ái (tỉnh Ninh Thuận) đang khóc ròng do dưa rớt giá chỉ còn 1.500-2.000 đồng/kg vẫn không có khách mua.
Sáng 5-2, dọc theo Quốc lộ 27, đoạn qua địa bàn huyện Ninh Sơn, dưa hấu chất thành đống hai bên đường chờ bán. Ông Dương Đăng Minh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Sơn, cho biết vụ dưa hấu Tết, nông dân xuống giống khoảng 200 ha. Đến thời điểm này, còn hơn 100 ha dưa chưa thu hoạch hoặc đã thu hoạch nhưng chưa bán được phải dồn đống tại rẫy hoặc dọc hai bên đường chờ thương lái đến mua.
Dưa hấu thu hoạch chất đống hai bên Quốc lộ 27 chờ khách mua.
Dưa hấu thu hoạch chất đống hai bên Quốc lộ 27 chờ khách mua.
Anh Trần Xuân Thái ở thị trấn Tân Sơn (huyện Ninh Sơn) có 25 năm trồng dưa. Anh cho biết 7 ha dưa hấu của gia đình đến nay vẫn chưa bán được. "Chưa có năm nào dưa hấu rớt giá thê thảm như năm nay. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đối tác Trung Quốc không nhận hàng nên thương lái không tới mua. Giá dưa hấu hiện chỉ còn 1.500-2.000 đồng/kg, chưa bằng 1/3 so với mọi năm" - anh Thái buồn bã.
Trước tình hình nông dân trồng dưa hấu gặp khó khăn trong tiêu thụ, ngành nông nghiệp huyện Ninh Sơn đã tìm nhiều cách để "giải cứu", giúp bà con nông dân yên tâm đón Tết. "Thông qua các kênh khác nhau, những ngày qua, ngành nông nghiệp huyện đã cố gắng kết nối với một số tổ chức từ thiện để "giải cứu" dưa hấu cho bà con với giá mua trọn tại rẫy là 2.000 đồng/kg. Trong đó, nhóm Bảo vệ môi trường Green Trips tại TP HCM cùng nhiều nhóm từ thiện các tỉnh, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP HCM... đã đặt mua hơn 100 tấn dưa cho nông dân, đồng thời tiếp tục vận động người dân, doanh nghiệp mua giúp để bà con "vớt vát" một phần vốn liếng cho vụ sau" - ông Minh báo tin.
Ngày 7-2, dưa hấu Ninh Thuận đã được bày bán tại 3 địa điểm ở TP HCM với giá 4.000 đồng/kg. Anh Đỗ Duy Đông, một thành viên trong nhóm "giải cứu" dưa, cho biết có tổng cộng 30 tấn dưa từ huyện miền núi Ninh Thuận được đưa về TP HCM tiêu thụ. "Sau khi tính toán tất cả chi phí, chúng tôi quyết định bù lỗ một phần để dưa bán ra có giá thấp nhất, tiêu thụ nhanh nhất. Rất mừng là nhiều nhà hảo tâm, tiệm cơm chay, viện dưỡng lão, trại trẻ mồ côi... biết thông tin đã nhiệt tình ủng hộ" - anh Đông nói. 
Dưa hấu khổng lồ không người hỏi mua
Dưa hấu khổng lồ, mỗi quả có trọng lượng có thể đến 10-15 kg, vốn là loại quả đặc trưng chỉ được bán vào dịp Tết năm nay về TP HCM khá ít. Khảo sát ngày 7-2 (26 tháng chạp) tại khu vực đường Trương Hán Siêu, Nguyễn Văn Giai gần chợ Đa Kao (quận 1) mọi năm có đến hàng chục điểm bán dưa hấu khổng lồ, nay chỉ còn vài điểm nhưng rất hiếm khách mua.
Tại điểm bán dưa hấu khổng lồ tại "phố sữa" Nguyễn Thông (quận 3), anh Lê Quang Huy than từ sáng đến hơn 12 giờ trưa chưa bán được quả nào. "Tôi bán dưa hấu Tết được 7-8 năm nay, mọi năm bắt đầu 26 tháng chạp là bán mạnh, mỗi ngày cũng được 10-20 triệu đồng nhưng năm nay đến người ghé hỏi giá cũng không thấy. Dưa ở đây chỉ một phần, dưới quê còn nhiều lắm. Nhiều thương lái thấy tình hình dịch bệnh thì chấp nhận bỏ cọc 10-20 triệu đồng để khỏi ôm hàng" - anh Huy lo lắng. Theo anh Huy, giá dưa hấu khổng lồ hiện khoảng 20.000 đồng/kg, rẻ hơn những năm trước 5.000-10.000 đồng/kg; dưa trang trí thư pháp tính thêm tiền công 100.000 đồng/quả.
Như Thừa - Phương An (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.