Hàng trăm người dính chiêu 'mua hàng xong trả lại tiền'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hàng trăm người dân nghèo, chủ yếu là phụ nữ, ở làng biển Mỹ Tân, xã Thanh Hải, H.Ninh Hải (Ninh Thuận) vừa đến UBND xã Thanh Hải nộp đơn trình bày việc bị một nhóm người dùng chiêu trò “mua hàng xong trả lại tiền” để lừa bán các mặt hàng gia dụng với giá rất cao so với thị trường.

Theo đơn trình bày, một nhóm người giới thiệu là của một công ty ở Hà Nội phát giấy mời nhiều phụ nữ đến nhà hàng tiệc cưới Hàng Me ở thôn Mỹ Tân 2, xã Thanh Hải tham dự giao lưu mua bán các mặt hàng gia dụng. Khách đến trước 7 giờ sẽ nhận được 1 bịch bột giặt AKA 4 kg, đến sau 7 giờ 30 thì nhận được 1 kg bột canh.
 

Người dân trình bày việc bị lừa. Ảnh: Thiện Nhân
Người dân trình bày việc bị lừa. Ảnh: Thiện Nhân


Sáng 14.3, có khoảng 200 phụ nữ đến tham dự buổi giao lưu. Đại diện công ty giới thiệu đây là chương trình nhằm hỗ trợ người nghèo với nhiều mặt hàng cao cấp như nồi cơm điện, chảo điện đa năng, bếp hồng ngoại, nồi lẩu… với giá từ 500.000 - 3 triệu đồng. Tuy nhiên, sau đó họ đưa ra bán các mặt hàng như bột giặt, bột canh… có giá từ 50.000 - 200.000 đồng bằng hình thức bán phiếu thu tiền; khi người mua trả phiếu lấy hàng thì được trả lại tiền. Sau đó, các nhân viên công ty đã trả lại tiền cho người mua, đồng thời hẹn 12 giờ trưa cùng ngày tiếp tục giao lưu bán các mặt hàng có giá trị như nồi cơm điện, chảo chiên…

Thấy công ty giữ đúng lời hứa, nhiều người đi vay mượn thêm tiền để tiếp tục tham gia chương trình. Bà Trần Thị Mỹ Kiều (ở làng biển Mỹ Tân) cho biết đã đi mượn thêm tiền tham gia mua nồi cơm điện, chảo điện đa năng, chảo chiên hết 3,5 triệu đồng. “Sau khi bán hết hàng, những người trong công ty này ra xe rời đi trước sự ngơ ngác của hàng trăm người dân”, bà Kiều nói và cho biết về nhà đối chiếu giá trên mạng thì mới tá hỏa vì công ty bán các mặt hàng này giá cao gấp đôi.

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Đào Thương, Phó chủ tịch UBND xã Thanh Hải, H.Ninh Hải xác nhận có sự việc kể trên, đồng thời cho biết đơn vị tổ chức chương trình là một công ty có trụ sở ở Hà Nội. Hiện công an địa phương đang điều tra làm rõ vụ việc.

 

Theo Thiện Nhân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Rác thải điện tử về đâu?

Rác thải điện tử về đâu?

(GLO)- Trong khi cả thế giới đang loay hoay với cuộc chiến chống rác thải nhựa, rác thải thời trang thì một mối nguy khác đang ập tới, đó là rác thải điện tử.
Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông chú trọng, phát động thường xuyên. Đến nay, huyện có trên 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2024.

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.