Hàng ngàn người tìm cách rời khỏi Myanmar vì sợ bắt lính

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hơn 1.000 người xếp hàng trước Đại sứ quán Thái Lan ở Yangon hôm 16/2, để tìm cơ hội rời khỏi Myanmar sau khi chính quyền quân sự thông báo sẽ thực hiện luật nghĩa vụ quân sự.
Các tay súng thuộc nhóm nổi dậy ở bang Shan, Myanmar. Ảnh: Reuters

Các tay súng thuộc nhóm nổi dậy ở bang Shan, Myanmar. Ảnh: Reuters

Cả ngàn thanh niên nam nữ đứng chờ trước Đại sứ quán Thái Lan tại Yangon để xin visa rời khỏi Myanmar. Đại sứ quán cho biết họ đã phát 400 số mỗi ngày để quản lý người xin visa.

Chính quyền quân sự Myanmar hôm 11/2 thông báo, Luật Nghĩa vụ quân sự mới của nước này đã chính thức có hiệu lực từ hôm 10/2. Luật bắt buộc đàn ông từ 18- 35 tuổi và phụ nữ từ 18 - 27 tuổi nhập ngũ ít nhất 2 năm.

Trong khi đó, những người có chuyên môn nghiệp vụ như bác sỹ trong độ tuổi từ 18-45 sẽ thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời hạn ít nhất 3 năm.

Luật mới được đưa ra trong bối cảnh chính quyền quân sự đang đối mặt với đợt nổi dậy mạnh mẽ của các nhóm vũ trang liên minh dân tộc thiểu số.

Năm 2010, Luật nghĩa vụ được chính quyền ban hành nhưng chưa bao giờ được áp dụng, cũng không rõ bây giờ nó được thực thi như thế nào.

Người phát ngôn Chính quyền quân sự Myanmar Zaw Min Tun khẳng định, việc áp dụng Luật Nghĩa vụ quân sự mới là cần thiết trong bối cảnh tình hình đất nước đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Khoảng 13 triệu người đủ điều kiện để được gọi nhập ngũ, dù quân đội chỉ có thể huấn luyện 50.000 người mỗi năm.

Có thể bạn quan tâm

Các chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 trong giờ đọc báo. Ảnh: đơn vị cung cấp.

Lữ đoàn Pháo phòng không 234 chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

(GLO)- Những năm gần đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Lữ đoàn Pháo phòng không 234 (Quân đoàn 34) đã có bước chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội trong cán bộ, chiến sĩ.

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

(GLO)-Ở xã biên giới Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), làng Ring và làng Khôn được thành lập theo những cách khác nhau nhưng đều rất đặc biệt. Mặc dù làng hình thành chưa lâu nhưng những người dân ở đây sinh sống hòa thuận, cùng nhau đoàn kết bảo vệ biên cương Tổ quốc và xây dựng cuộc sống mới.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông

(GLO)- Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai, với quyết tâm chính trị cao, toàn thể cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ cơ sở Cảnh sát giao thông đã đoàn kết, thống nhất triển khai có hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Hồi hương trong tình người và hy vọng

Hồi hương trong tình người và hy vọng

(GLO)- Khi mùa khô năm 2024 vừa chớm, ở buôn Ia Rnho (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) có một người lặng lẽ rời đi. Đó là Nay Tri-người từng vướng vào vụ phá rừng, luôn sống trong nỗi lo sợ bị pháp luật trừng trị.

34 tỉnh, thành phố mới trên toàn quốc có 145 Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực

34 tỉnh, thành phố mới trên toàn quốc có 145 Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực

Việc xây dựng dự thảo luật sửa đổi, bổ sung 11 luật về quân sự, quốc phòng là bước đi cần thiết trong bối cảnh các địa phương đang tiến hành điều chỉnh địa giới hành chính và tái cấu trúc lực lượng vũ trang theo luật định kể từ ngày 1/7/2025, bảo đảm theo hướng tinh, gọn, vững mạnh và hiện đại.

null