Hàng loạt sai phạm tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều 8-1-2018, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã ban hành Thông báo Kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản, cổ phần hoá, thoái vốn và tái cơ cấu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV).
 

Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.
Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.

Theo đó, từ năm 2012 đến 2015, ACV đã sử dụng nguồn vốn trích trước sửa chữa lớn (SCL) để đầu tư xây mới dự án Dự án đường lăn E6 Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng với giá trị là 297.253 triệu đồng, do ACV sử dụng sai nguồn vốn để đầu tư nên phần chi phí SCL trích trước nêu trên không được tính là chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, ACV phải nộp bổ sung thuế TNDN với số tiền 62.674 triệu đồng.

Đến 31-3-2016, ACV mới ghi tăng tài sản Dự án đường lăn E6 Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng với giá trị là 297.253 triệu đồng. Vì vậy, giá trị các tài sản của Nhà nước được loại ra khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa không đúng.

Kết luận thanh tra cho biết, đến thời điểm năm 2016, ACV và 22 chi nhánh cảng hàng không, sân bay trên cả nước đang quản lý và sử dụng hơn 3.100 ha đất. Trong đó, trong khu vực cảng và sân bay là gần 3.100 ha (gồm đất giao không thu tiền sử dụng 2.888 ha; đất thuê trả tiền hằng năm hơn 197 ha) và đất ngoài khu vực cảng và sân bay là 14,64 ha. Trong đó, nhiều khu “đất vàng” nhưng việc quản lý, sử dụng đất và tài sản trên đất không đúng quy định.

Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện, tại lô đất có diện tích gần 6.100m2 tại số 1A Hồng Hà (phường 2, quận Tân Bình, TPHCM) và 10 Trung tâm giao dịch hàng không (23.126m2) thuộc trường hợp nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm nhưng được ACV và các chi nhánh Cảng hàng không cho thuê tài sản trên đất, cho thuê lại đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào các mục đích như: showroom ô tô, chi nhánh giao dịch ngân hàng, trung tâm dạy ngoại ngữ, khách sạn, nhà hàng, quán cà phê, cửa hàng bán quần áo,…

“Những việc làm trên là sử dụng đất không đúng mục đích khi nhà nước cho thuê, vi phạm Điều 175 Luật Đất đai năm 2013”- kết luận chỉ rõ.

Thanh tra việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, TTCP phát hiện ACV ghi tăng giá trị tài sản khi chưa đủ điều kiện theo quy định, thiếu hóa đơn, chứng từ thực hiện trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định với số tiền là 70.413 triệu đồng…

Ngoài ra, từ năm 2007 đến tháng 12/2014, ACV đã thực hiện trích trước và trích vượt tiền thuê đất đối với các diện tích phải nộp tiền thuê đất cho Nhà nước, nhưng không nộp tiền thuê đất, không hoàn nhập kịp thời phần chênh lệch giữa số trích vượt và số tiền thuê đất thực phải nộp làm tăng chi phí sản xuất không đúng, dẫn đến phải nộp bổ sung vào NSNN với số tiền là 309.019 triệu đồng, trích Quỹ Đầu tư phát triển để lại ACV 132.436 triệu đồng.

Theo báo cáo, ACV có 22 cảng hàng không là các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, trong đó có 16-18 chi nhánh thu không đủ bù chi từ năm 2012 đến năm 2015, số tiền ACV đang phải bù đắp chi phí cho các chi nhánh lên tới trên 5.564 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do sản lượng hành khách ít, hạ tầng cảng hàng không, sân bay chưa được đầu tư nâng cấp, giá hạ, cất cánh quốc nội thấp,… Vì vậy, ACV phải thực hiện điều tiết doanh thu toàn tổng công ty để đảm bảo tiền lương và chi phí cho các cảng hàng không có thu không đủ bù chi.

Kết luận chỉ rõ, công tác quyết toán cổ phần hoá tại ACV chậm, chưa hoàn thành quyết toán cổ phần hoá nên nhiều tồn tại về tài chính chưa được xử lý kịp thời. Việc đàm phán với cổ đông chiến lược đến thời điểm thanh tra chưa thành công, vì vậy mục tiêu nhà nước thoái vốn chưa đạt được.

Trên cơ sở phát hiện các sai phạm, TTCP kiến nghị xử lý số tiền là 3.652.479,9 triệu đồng và 7,225,1 ha đất.

Đồng thời, TTCP cũng kiến nghị đối với Bộ Giao thông vận tải và ACV, chỉ đạo và thực hiện việc xử lý trách nhiệm theo thẩm quyền đối với các cá nhân, đơn vị có liên quan đến sai phạm trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, cổ phần hóa, đầu tư xây dựng.

Vũ Đậu/ĐSPL

Có thể bạn quan tâm

Công an Gia Lai được Bộ Công an biểu dương

Công an Gia Lai được Bộ Công an biểu dương

(GLO)- Ghi nhận những thành tích xuất sắc trong 15 ngày (từ 15 đến 29-12-2024) cao điểm tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công an tỉnh Gia Lai vừa vinh dự được Bộ Công an biểu dương.

Nhiều tập thể, cá nhân của Công an tỉnh Gia Lai được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen

Nhiều tập thể, cá nhân của Công an tỉnh Gia Lai được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen

(GLO)- Sáng 6-1, tại lễ chào cờ đầu năm 2025, Đại tá Phạm Hữu Trường-Phó Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai đã đọc thư chúc mừng năm mới của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh và trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc liên quan đến vụ án Phan Thị Thảo.

Niềm vui từ chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản”

Niềm vui từ chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản”

(GLO)-Chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản” được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Gia Lai phối hợp với các đơn vị tổ chức tại xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ với nhiều hoạt động đầy ý nghĩa đã mang lại niềm vui cho hàng ngàn người dân trên vùng biên giới mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Đại tá Đỗ Hồng Duyên-Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân động viên, giao nhiệm vụ các chiến sĩ ra làm nhiệm vụ tại các Nhà giàn DK1. Q.T

Những chuyến tàu chở tình cảm đất liền đến với lính đảo xa

(GLO)- Sáng ngày đầu năm mới 2025, tại Cảng đoàn 129 (TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), 2 tàu vận tải Trường Sa 02 và Trường Sa 21 hú còi bắt đầu hành trình chở hàng hóa, quà Tết đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trên biển, đảo và thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.