Hà Tam nỗ lực giữ chuẩn nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tháng 7-2015, xã Hà Tam (huyện Đak Pơ) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, xã Hà Tam vẫn còn 6 tiêu chí chưa đạt. Đây là thách thức của chính quyền và nhân dân Hà Tam trong chặng đường phía trước.

 Nhà rông làng Hway được xây dựng làm nơi sinh hoạt cộng đồng và kết hợp làm du lịch. Ảnh: L.H
Nhà rông làng Hway được xây dựng làm nơi sinh hoạt cộng đồng và kết hợp làm du lịch. Ảnh: L.H

Dẫn chúng tôi dạo một vòng quanh làng, anh Đinh Khen-Trưởng thôn Hway (xã Hà Tam) không giấu được niềm tự hào: “Trước đây, làng Hway khó khăn lắm. Đường đi lối lại hầu hết là đường đất, lối mòn phủ đầy cỏ dại và trơn trượt mỗi mùa mưa. Nhưng nay đường làng được bê tông gần hết rồi. Làng được đầu tư xây dựng nhà rông to đẹp và nhiều công trình khác để phát triển du lịch. Người làng nhờ được hướng dẫn, tuyên truyền đã biết giữ gìn vệ sinh nhà cửa, đường làng ngõ xóm sạch sẽ; gia súc nuôi nhốt trong chuồng”-anh Khen phấn khởi nói.

Hway là làng đồng bào dân tộc thiểu số duy nhất của xã Hà Tam. Làng có 127 hộ với 645 khẩu, tất cả đều là người Bahnar. Nằm cách trung tâm xã không đầy nửa cây số nhưng Hway được ưu tiên đầu tư xây dựng điểm trường Mẫu giáo và Tiểu học ngay giữa làng để các cháu nhỏ đi lại học tập thuận lợi. Cơ sở hạ tầng trong làng cũng được đầu tư xây dựng đã tạo điều kiện cho người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế, giao thương. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa thể giải tỏa hết những khó khăn nơi đây. “Theo rà soát mới đây, làng còn 14 hộ nghèo và 36 hộ cận nghèo. Người làng chủ yếu dựa vào cây lúa, mì và bắp nên nhìn chung đời sống còn khó khăn, thu nhập thấp. Đó là điều chúng tôi trăn trở nhất”-anh Khen tâm sự. Không những thế, nhiều đoạn đường tới khu sản xuất và cầu vượt suối qua nương rẫy của bà con trong làng vẫn chưa được đầu tư làm ngầm kiên cố khiến việc đi lại của người dân mỗi mùa thu hoạch nông sản còn nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa…

Xã Hà Tam hiện có 992 hộ, 3.819 khẩu. Đầu năm 2017, qua rà soát, xã còn 68 hộ nghèo, chiếm 6,92% và 58 hộ cận nghèo, chiếm 5,9%. Đây là kết quả rất đáng tự hào của xã sau 6 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Và việc giảm nghèo hiệu quả cũng là góp phần quan trọng giúp Hà Tam đạt chuẩn nông thôn mới vào tháng 7-2015. Tuy nhiên, kết quả khảo sát mới đây theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Chính phủ ban hành thì xã hiện còn tới 6 tiêu chí chưa đạt. Đó là các tiêu chí: cơ sở vật chất văn hóa, thông tin và truyền thông, tổ chức sản xuất, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật. Theo kế hoạch đề ra, từ nay đến năm 2019, xã phấn đấu “xóa” các tiêu chí chưa đạt này. Ông Hoàng Phi Ấn-Chủ tịch UBND xã Hà Tam, cho biết: “Chúng tôi đã xem xét và lên mục tiêu cụ thể cho từng năm gắn với từng giải pháp cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm. Theo đó, năm 2017, xã phấn đấu hoàn thành tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm; năm 2018 hoàn thành 3 tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thông tin và truyền thông, hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật. Đến năm 2019, xã sẽ hoàn thành nốt 2 tiêu chí còn lại”.

Việc hoạch định cụ thể mục tiêu thực hiện từng tiêu chí trong năm, theo ông Ấn, sẽ tạo điều kiện cho chính quyền địa phương lẫn người dân dễ dàng nắm bắt, tập trung thực hiện hiệu quả hơn. “Địa phương sẽ phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, các đơn vị đứng chân trên địa bàn và đặc biệt là nhân dân hiểu rõ nhằm huy động tốt mọi nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, chúng tôi thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các thôn, làng thực hiện, tổ chức lồng ghép với các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn để việc xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 hoàn thành đúng lộ trình đề ra”-ông Ấn nhấn mạnh.

 Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm