Glar huy động sức dân làm đường nội đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Bất cứ thôn, làng nào làm đường nội đồng thì người dân đều tự nguyện tham gia ngày công. Chính vì khơi dậy được sức dân nên có nhiều tuyến đường nội đồng được hình thành, tạo thuận lợi cho việc đi lại và sản xuất”-bà Nhêm-Chủ tịch Hội Nông dân xã Glar (huyện Đak Đoa) khẳng định.        
Cùng chúng tôi đi trên con đường nội đồng mới được hình thành, Chủ tịch Hội Nông dân xã phấn khởi khoe: Với sự tham gia ngày công của hàng trăm hộ dân trên địa bàn xã, chỉ sau vài ngày, tuyến đường rộng 6 m, dài 550 m ở cánh đồng Đak Breng đã được hình thành. Cánh đồng Đak Breng rộng hơn 40 ha là nơi sản xuất lúa tập trung của người dân các làng: Dur, Groi 1, Groi Vết. Trong đó, diện tích đất sản xuất của người dân làng Dur chiếm phần lớn. Trước đó, do chưa có đường nội đồng nên việc thu hoạch, vận chuyển nông sản gặp rất nhiều khó khăn. Chưa kể, nếu muốn đến khu vực trồng cà phê, hồ tiêu bên kia cánh đồng thì người dân phải đi đường vòng. Nhận thấy việc mở tuyến đường tại cánh đồng Đak Breng là cần thiết, cấp ủy, chính quyền địa phương đã thống nhất với các thôn, làng triển khai thực hiện.  
Để tuyến đường nhanh chóng hình thành, hơn 30 hộ dân có đất sản xuất tại cánh đồng đã tự nguyện hiến đất ruộng. Anh A Mlốp (làng Dur) có 4 sào ruộng lúa nằm ở giữa cánh đồng. Sau khi thu hoạch, việc vận chuyển nông sản rất vất vả. Do đó, khi nghe Hội Nông dân xã vận động mở đường, gia đình anh tự nguyện hiến gần 50 m2 đất. “Mỗi người bớt đi một ít đất sản xuất nhưng bù lại có đường rộng để đi. Thời gian thu hoạch, vận chuyển lúa của gia đình mình cũng rút ngắn, có khi chỉ cần 1 ngày là xong chứ không kéo dài đến 3 ngày như trước đây”-anh A Mlốp phấn khởi nói.  
Người dân làm đường nội đồng ở cánh đồng Đak Breng. Ảnh: A.H
Người dân làm đường nội đồng ở cánh đồng Đak Breng. Ảnh: A.H
Mặc dù không có đất sản xuất ở cánh đồng Đak Breng song người dân các thôn, làng khác đều tự nguyện tham gia rất nhiệt tình và trách nhiệm. Họ cùng bàn bạc để sắp xếp, thống nhất thời gian, tự chuẩn bị dụng cụ để hỗ trợ thi công. Ông A Nêm-Trưởng thôn Tươh Klah-chia sẻ: “Làng mình không có đất sản xuất ở cánh đồng Đak Breng nhưng vẫn đảm nhận làm đoạn đường dài 50 m. Hơn 200 người dân trong làng cùng tham gia làm nên chỉ trong buổi sáng là hoàn thành”.
Theo bà Nhêm, nhờ sự đồng lòng của người dân, chỉ trong 3 ngày, tuyến đường nội đồng dài 550 m đã hoàn thành mà không tốn bất cứ một khoản chi phí nào. Tính từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn xã đã có 6 tuyến đường nội đồng được hình thành từ việc khơi dậy sức dân, trong đó có tuyến đường dài đến vài cây số. Hiện đã có 2/6 tuyến đường nội đồng được bê tông hóa nhờ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước. Sắp tới, tuyến đường nội đồng dài 1,7 km ở làng Dơk Rơng cũng sẽ được bê tông hóa.
Trao đổi thêm về việc huy động sức dân làm đường nội đồng, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho hay: Hầu hết người dân đều đã ý thức được rằng để có đường bê tông sạch đẹp trước hết đường đất phải được hình thành. Hơn nữa, dù là đường đất song sẽ phần nào giúp người dân rút ngắn khoảng cách, tiết kiệm thời gian đi lại cũng như tạo thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa. 
ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.