Giống cà chua gì của Nhật Bản chứa một chất đặc biệt, giúp thư giãn, giảm huyết áp, giá 500.000 đồng/kg?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhật Bản gần đây đã phát triển thành công một loại cà chua chỉnh sửa gen bằng công nghệ CRISPR chứa lượng axit amin đặc biệt, giúp thư giãn và làm giảm huyết áp.

Giống cà chua mới của Nhật Bản có gì đặt biệt?

Nhật Bản gần đây phát triển thành công một loại cà chua chỉnh sửa gen bằng công nghệ CRISPR.  

Tuy có vẻ ngoài không khác gì những quả cà chua thông thường, nhưng giống cà chua này chứa lượng axit amin đặc biệt nhiều hơn - được cho là có tác dụng giúp thư giãn và làm giảm huyết áp.

Từ cuối tháng 9 – đầu tháng 10/2021, loại cà chua này chính thức được bày bán tại một số siêu thị của Nhật Bản với giá 7.500 yên/3kg (khoảng 500.000 đồng/kg).

"High Gamma Aminobutyric Acid Sicilian Rouge" là một loại cà chua đặc biệt có chứa một lượng lớn axit Gamma Aminobutyric (GABA), được cho là có tác dụng giúp con người thư giãn và làm giảm huyết áp.

Sanatech Seed, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Tokyo, đã cùng hợp tác với các nhà khoa học tại Đại học Tsukuba áp dụng công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 để phát triển ra loại cà chua mới này với tên gọi "High Gamma Aminobutyric Acid Sicilian Rouge".


 

Nhật Bản vừa phát triển thành công một loại cà chua chỉnh sửa gen bằng công nghệ CRISPR chứa lượng axit xmin đặc biệt, giúp thư giãn và làm giảm huyết áp.
Nhật Bản vừa phát triển thành công một loại cà chua chỉnh sửa gen bằng công nghệ CRISPR chứa lượng axit xmin đặc biệt, giúp thư giãn và làm giảm huyết áp.


Hàm lượng GABA trong loại cà chua mới này cao gấp 5-6 lần so với giống cà chua thông thường. Theo thông tin từ báo chí Nhật Bản, công ty này đã loại bỏ vùng ức chế trong bộ gen của cà chua, giúp nó tạo ra mức GABA cao hơn.

Giáo sư Hiroshi Ezura tại đại học Tsukuba đồng thời cũng là Giám đốc Công nghệ tại Sanatech cho biết: "Chúng tôi đã mất 15 năm để nghiên cứu và phát triển giống cà chua này. Bằng việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến, chúng tôi đã có thể tạo ra một sản phẩm thực phẩm bổ dưỡng hơn.
Nhật Bản cho phép thương mại hóa giống cà chua chỉnh sửa gen

Ông Shinpei Takeshita, Chủ tịch Tập đoàn Sanatech Seed đồng thời là Giám đốc Sáng tạo của Pioneer EcoScience công bố rằng công ty đã được cấp phép thương mại hóa loại cà chua chỉnh sửa gen "High Gamma Aminobutyric Acid Sicilian Rouge" này vào tháng 12 năm ngoái.

Từ thời điểm đó, nông dân đã bắt đầu tiến hành gieo trồng và cho tới nay những trái cà chua đã được lên kệ, bày bán. Pioneer EcoScience là nhà phân phối độc quyền loại cà chua này.

Ông Takeshita Tachio, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Sanatech Seed, đã chia sẻ với Hiệp hội Phát thanh truyền hình Nhật Bản rằng: "Ban đầu đã có nhiều ý kiến trái chiều từ công chúng về thực phẩm chỉnh sửa gen. Chúng tôi nghĩ rằng sẽ rất khó để đưa chúng gia nhập vào thị trường vì người tiêu dùng chưa có sự hiểu biết đầy đủ về các thực phẩm chỉnh sửa gen. Nhưng sau khi trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, những người trồng thử nghiệm đều đánh giá rất cao về loại cà chua này."

Uỷ ban của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã cho phép Công ty Sanatech Seed tiến hành thương mại hóa loại cà chua này với điều kiện công ty này phải cung cấp đầy đủ thông tin cho người tiêu dùng.

Vì vậy, doanh nghiệp mới thành lập này đã lên kế hoạch dán nhãn chú thích "được cải tiến bằng công nghệ chỉnh sửa gen" trên bao bì bên ngoài mỗi quả cà chua.

Cây trồng chỉnh sửa gen được đánh giá là an toàn, tương tự như các giống được phát triển từ phương pháp lai tạo truyền thống và không có bất kỳ một gen ngoại lai được đưa thêm vào trong quá trình chỉnh sửa gen.

Theo báo cáo, giống cà chua này là loại thực phẩm đầu tiên của công nghệ CRISPR được thương mại hoá trên thị trường.

Tại Mỹ, người tiêu dùng đã và đang tiêu thụ dầu đậu nành được chỉnh sửa gen, nhưng chúng được sản xuất bằng các phương pháp chỉnh sửa gen trước đó chứ không phải công nghệ CRISPR.

Sanatech Seed đã bắt đầu tiếp nhận các đơn đặt hàng trực tuyến đối với cà chua "High Gamma Gamma Gamma Butyric Acid Sicilian Rouge".

Công ty cũng đang xem xét việc xuất khẩu loại cà chua này sang các quốc gia khác. Bộ Nông nghiệp Mỹ đã xác nhận rằng loại cà chua này sẽ không trong phạm vi các quy định quản lý đối với cây trồng sử dụng công nghệ biến đổi đổi gen.

https://danviet.vn/giong-ca-chua-gi-cua-nhat-ban-chua-mot-chat-dac-biet-giup-thu-gian-giam-huyet-ap-gia-500000-dong-kg-20211108110335375.htm
 

Theo P.V  (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.