Một loại trái cây của Việt Nam đến Nhật Bản, giá 350.000 đồng/kg vẫn cháy hàng, người Nhật khen "ngon nhất thế giới"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Theo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bắc Giang, ngày 27/5, vải thiều Bắc Giang đã chính thức lên kệ siêu thị ở Nhật Bản, giá khoảng 350.000 - 500.000 đồng/kg vẫn cháy hàng.

Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bắc Giang cho biết, ngày 27/5, vải thiều sớm Tân Yên của Bắc Giang chính thức được bày bán trên các siêu thị Nhật Bản, giá bán lẻ khoảng 1.650 - 1.800 Yên/kg, tương đương 350.000-380.000 đồng/kg, có những điểm bán, chuỗi siêu thị giá có thể đạt 500.000 đồng/kg.

“Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản còn phối hợp với doanh nghiệp Nhật Bản tạo kênh bán vải thiều Bắc Giang online” - ông Thọ cho biết.

Cũng theo ông Thọ, 20 tấn vải thiều sang đến Nhật được tiêu thụ gần hết sau ngày đầu tiên mở bán.

Ông Đỗ Hoàng Phương, Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất nhập khẩu Toàn Cầu (một trong những doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản), vải thiều sớm của Bắc Giang được người tiêu dùng bản địa đón nhận.

Do được bảo quản, xử lý đúng quy trình kỹ thuật nên khi đến nơi trái vải vẫn giữ được mã đẹp, thơm ngon.


 

Vải thiều sớm Tân Yên (Bắc Giang) lên kệ siêu thị Nhật Bản bán với giá 1.650 Yên/kg, tương đương khoảng 350.000 đồng/kg.
Vải thiều sớm Tân Yên (Bắc Giang) lên kệ siêu thị Nhật Bản bán với giá 1.650 Yên/kg, tương đương khoảng 350.000 đồng/kg.



Trong khi đó, trong một bài viết giới thiệu trên trang bán hàng online vải thiều Bắc Giang tại Nhật Bản, ông Hironori Kaai, Tổng Thư ký Hiệp hội trao đổi hoa và nông sản quốc tế Nhật Bản (IFAA), cho biết, với mong muốn người dân Nhật Bản được ăn những quả vải tươi ngon nhất thế giới, từ năm 2015, Hiệp hội trao đổi hoa và nông sản quốc tế Nhật Bản được thành lập với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.

Từ năm 2015, IFAA đã phối hợp với Bộ NNPTNT hướng dẫn các trang trại sản xuất vải ở Việt Nam sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn của Nhật Bản.

Sau 5 năm làm việc chăm chỉ, cuối tháng 12/2019, vải thiều Việt Nam chính thức được phép xuất khẩu sang Nhật Bản.

 

Vải thiều Bắc Giang đến Nhật Bản được đánh giá
Vải thiều Bắc Giang đến Nhật Bản được đánh giá "ngon nhất thế giới".


Theo ông Hironori Kaai, tại Nhật Bản, vải thiều Việt Nam được ưa chuộng, được khách hàng đánh giá là chất lượng tốt nhất thế giới.

Tuy nhiên, vải thiều khó bảo quản, chỉ một tuần sau thu hoạch quả có thể bị mốc, màu đỏ đẹp của lớp biểu bì có thể chuyển sang màu nâu.

Từ trước đến nay, điểm đến của 90% sản lượng vải thiều xuất khẩu của Việt Nam là Trung Quốc.

Khi vải sản xuất để xuất khẩu sang Nhật Bản, vải được kiểm soát dịch hại theo tiêu chuẩn, quy định của Nhật Bản, đồng thời được xử lý theo quy trình của Nhật Bản để đảm bảo độ tươi ngon.

Ông Hironori Kaai đánh giá, vải thiều là một loại trái cây có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Trong quả vải có chứa lượng vitamin C và axit folic dồi dào, tốt cho phụ nữ mang thai.

Vải thiều thúc đẩy quá trình lưu thông máu của người già, góp phần ngăn ngừa hiện tượng mờ mắt nên người Nhật Bản rất ưa chuộng.

https://danviet.vn/mot-loai-trai-cay-cua-viet-nam-den-nhat-ban-gia-350000-dong-kg-van-chay-hang-nguoi-nhat-khen-ngon-nhat-the-gioi-20210527205832003.htm

Theo Khánh Nguyên (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.